"Giấc mơ" của Nguyễn Hoài Hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Triển lãm cá nhân của họa sĩ Nguyễn Hoài Hương với chủ đề "Giấc mơ" vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, trưng bày hơn 70 tác phẩm, gồm nhiều chất liệu, vật liệu như sơn mài, sơn dầu, điêu khắc, sắp đặt, gốm…Triển lãm kéo dài đến ngày 28-3.
Triển lãm "Giấc mơ" của Nguyễn Hoài Hương không đơn thuần là cuộc bày biện các tác phẩm gần nhau mà là một tổng thể thiết kế. Với 40 năm trong nghề thiết kế và thi công nội ngoại thất, cùng kiến trúc, Nguyễn Hoài Hương có tư duy tổng thể và tổng hòa nên khi bày biện một tác phẩm, cũng là kết quả sau cùng của tư duy ấy. 
Anh hình dung không gian sẵn có của bảo tàng như một căn nhà trống, để từ đó đưa tác phẩm, ánh sáng, thảm sàn, chấn phong, màu sắc… vào theo một thiết kế sắp đặt, nhằm mang lại cảm giác đời sống thường nhật, gần gũi và mang các công năng nhất định. Chính vì vậy, không gian, sự bài trí của triển lãm "Giấc mơ" sẽ là một điểm nhấn khác biệt, chỉ có xem trực tiếp mới cảm nhận hết được, mọi sự mô tả gián tiếp sẽ khó thể hiện.
 
Họa sĩ Nguyễn Hoài Hương trong không gian triển lãm “Giấc mơ”
Họa sĩ Nguyễn Hoài Hương trong không gian triển lãm “Giấc mơ”
Giới chuyên môn nhận định triển lãm "Giấc mơ" vừa kế thừa những gì mà Nguyễn Hoài Hương đã theo đuổi suốt mấy chục năm qua vừa là bước chuyển mới. Ở đây cũng là các hình ảnh Bắc Bộ, không khí Huế và không gian kiến trúc Việt quen thuộc nhưng đã được tinh lược thành các biểu tượng. Đôi khi chỉ là một bông hoa, một cây bằng lăng hoặc chỉ vài mảng màu, gam màu đã đủ diễn đạt một vùng quê, một nếp nhà, một cảm nghĩ.
Đặc biệt, đến với sơn mài trừu tượng, Nguyễn Hoài Hương càng phát huy được cái nhìn gián tiếp và tinh thần u mặc mà bản thân đã thủ đắc, chiêm nghiệm từ lâu. Có lẽ sơn mài trừu tượng, với các bảng màu đặc trưng của Bắc Bộ và Huế sẽ còn làm nên cuộc bùng phát cảm hứng và sáng tạo cho Nguyễn Hoài Hương ở tương lai gần. Bởi điều này đã được nhìn rõ qua các tác phẩm trưng bày tại "Giấc mơ".
Định danh từ các triển lãm nhóm từ cuối thập niên 1980, đến nay bộ tứ Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Hoài Hương và Đỗ Hoàng Tường vẫn miệt mài trên con đường sáng tạo mỹ thuật của riêng mình, thỉnh thoảng bày chung một triển lãm. "Mỗi người một vẻ", ai cũng muốn tìm một con đường, tìm một lối đi, lấy sự thăng hoa của bạn làm chất xúc tác và sự thăng hoa cho bản thân. Họ âm thầm "cạnh tranh", tôn nhau lên, nên vẫn giữ được hòa khí tao nhã và sự thiết thân đến tận bây giờ. 
Trong 4 người, Nguyễn Thanh Bình sớm chọn việc vẽ toàn thời gian, còn Nguyễn Trung Tín vừa đi dạy vừa vẽ, Đỗ Hoàng Tường vừa làm báo vừa vẽ đến khi "hưu non", Nguyễn Hoài Hương vừa làm thiết kế vừa vẽ. Nhưng điểm chung là dù bận rộn thì ai cũng có đủ chuyên tâm và thăng hoa trong việc vẽ của mình.
Tin-ảnh: Th.Vũ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…