'Quà tặng của ngày mai' - câu chuyện cuộc đời của cậu bé sáu tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quà tặng của ngày mai là tựa đề cuốn truyện dài mới nhất của nhà văn Võ Diệu Thanh, dựa theo câu chuyện cuộc đời có thật của một cậu bé sáu tuổi, từng là quán quân trong một show truyền hình thực tế.

Bìa cuốn sách ‘Quà tặng của ngày mai’ của nhà văn Võ Diệu Thanh (NXB Đà Nẵng, 2021). ẢNH: Đ.L.V
Bìa cuốn sách ‘Quà tặng của ngày mai’ của nhà văn Võ Diệu Thanh (NXB Đà Nẵng, 2021). ẢNH: Đ.L.V
Trong nền văn học Việt Nam, các thể loại tiểu thuyết, truyện, bút ký, hồi ký, thơ ca viết về những chuyện đời có thật đã khá nhiều, nhưng thường là chuyện đời của các anh hùng, các nhân vật lịch sử (hầu hết là những người đã mất), hoặc những người nổi tiếng, nhưng viết về chuyện đời có thật của một cậu bé sáu tuổi thì đây là lần đầu tiên. Cuốn sách này được coi như là bước đi khá táo bạo trong sự nghiệp văn chương của Võ Diệu Thanh.

Nhà văn Võ Diệu Thanh (thứ hai từ phải qua) trong buổi ra mắt, tọa đàm về cuốn sách Quà tặng của ngày mai. ẢNH: NVCC
Nhà văn Võ Diệu Thanh (thứ hai từ phải qua) trong buổi ra mắt, tọa đàm về cuốn sách Quà tặng của ngày mai. ẢNH: NVCC
Hóa thân thành cu Chùa, nhẩn nha từng chút một, Võ Diệu Thanh kể cho độc giả nghe chuyện đời của ba chị em cu Chùa, từ những đứa trẻ bị bỏ rơi, lêu lổng, khó dạy, trở thành những đứa trẻ ngoan, đặc biệt là cu Chùa, bây giờ là nhạc công chơi đàn sến, lễ phép, dễ cưng, ai gặp “cũng muốn hun”.
Vậy ai đã tạo nên kỳ tích này? Không phải là một nhà giáo dục, không phải là một thầy cô giáo tài giỏi, kinh nghiệm lâu năm, mà chỉ là một người bình thường, một nhạc công bị bệnh tim, chưa có con. Bằng lòng yêu thương và sự chân thành, dùng chính cuộc sống hằng ngày của mình như một tấm gương, ông đã từ từ rèn giũa các cô bé cậu bé thành những đứa trẻ ngoan, biết nghĩ, một viên ngọc. Cách dạy trẻ này vô cùng đơn giản mà hiệu quả giữa thời điểm con trẻ chúng ta đang sống, học hành, lớn lên giữa một nền giáo dục đầy những con số thành tích thật đẹp nhưng lại quá thiếu vắng những trái tim ấm áp, chân thành và những hành động đẹp. Câu chuyện của ông Sáu và bé Chùa nhắc chúng ta nhớ yếu tố khởi điểm ban đầu của niềm tin chính là sự chân thành và công bằng, cho dù là đối với những đứa trẻ. Nhân chi sơ tính bổn thiện, không có đứa trẻ nào được sinh ra để hư hỏng. Những đứa trẻ rồi sẽ lớn lên, không ít thì nhiều, là bản sao về tính cách của những người lớn chung quanh chúng.
Ngoài thông điệp về giáo dục, Quà tặng của ngày mai còn nhắc nhở chúng ta nhiều thông điệp ý nghĩa khác: đó là trách nhiệm dưỡng dục của những bậc làm cha làm mẹ. Bỏ bê con cái cũng là một kiểu tội ác, và tội ác ấy sẽ trở thành một bản án, vô tình mà có thật, khi con cái lớn lên. Thật khó mà hình dung được tương lai của bà mẹ mê cờ bạc hơn mê con, phó mặc con cho người khác nuôi dưỡng, khi mà sau này về già, bà có nguy cơ sẽ phải đối diện với cảnh con cái chỉ chăm sóc bà vì trách nhiệm chứ không thật sự vì lòng yêu thương. Ký ức, kỷ niệm tuổi thơ là cái mà chúng ta không thể làm lại hoặc sửa chữa trong cuộc đời của mỗi người.
Quà tặng của ngày mai của Võ Diệu Thanh còn chia sẻ với người đọc thông điệp về sự tự chữa lành. Điều gì khiến cho người đàn ông bị bệnh tim không biết ra đi ngày nào, người phụ nữ cô đơn, bệnh tật bảo bọc ba đứa trẻ như thể chúng là con ruột của mình, chuẩn bị cho ba đứa trẻ những kỹ năng sinh tồn, làm chủ cuộc sống khi không còn mình một cách chăm chút, cẩn trọng như thể mình là ba mẹ thật sự của chúng? Chữa lành vết thương trong tâm hồn của người khác cũng là cách để tự chữa lành những vết thương trong tâm hồn của chính mình. Sống tốt, làm những việc có ý nghĩa cho người khác đôi khi cũng là phương cách hiệu quả để mình thấy mình sống có ích, có ý nghĩa hơn; để mình có điều tốt đẹp mà vin vào, mà yêu cuộc sống vốn nhiều khốn khó này hơn.
Giá Võ Diệu Thanh lý giải thêm một chút về ông Sáu, cô Sáu và lòng yêu thương vô bờ bến của hai người dành cho ba đứa trẻ, hẳn độc giả sẽ đã nư hơn. Nhưng, biết làm sao được khi cu Chùa vẫn còn là một cậu bé sáu tuổi và Quà tặng của ngày mai là chuyện của cậu bé ấy kể cho chúng ta nghe!
Theo Đình Lê Vũ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...