Nên duyên nhờ Đoàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với nhiều bạn trẻ, tham gia công tác Đoàn và phong trào thanh niên là cơ hội giúp họ khẳng định lòng nhiệt huyết, khát khao cống hiến và trưởng thành. Một số người lại mỉm cười thật hạnh phúc khi nhắc đến công tác Đoàn. Là bởi, thật tình cờ, Đoàn đã “se duyên” để họ tìm thấy một nửa của mình.
Trang phục chủ đạo trong bộ ảnh cưới của anh Nguyễn Viết Quyền và  chị Nguyễn Thị Thu Hiền là màu áo xanh của Đoàn Thanh niên. Ảnh: VIẾT QUYỀN
Trang phục chủ đạo trong bộ ảnh cưới của anh Nguyễn Viết Quyền và chị Nguyễn Thị Thu Hiền là màu áo xanh của Đoàn Thanh niên. Ảnh: VIẾT QUYỀN
NƠI TÌNH YÊU BẮT ĐẦU
Qua lời giới thiệu của anh Nay Winh-Phó Bí thư Huyện Đoàn Chư Sê, chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Viết Quyền-Bí thư Đoàn xã Ia Blang và chị Nguyễn Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn xã Ia Glai. Tổ ấm của 2 vợ chồng ở thôn Vinh Hà (xã Ia Blang) treo rất nhiều ảnh cưới. Khác với những bộ ảnh cưới thông thường, anh Quyền và chị Hiền quyết định ghi lại những khoảnh khắc đẹp của lứa đôi trong màu áo Đoàn. “Mình làm Bí thư Đoàn xã Ia Blang từ năm 2016. Còn Hiền đảm nhận vai trò Bí thư Đoàn xã Ia Glai từ năm 2017. Đều làm công tác Đoàn nên khi chụp bộ ảnh cưới này, bọn mình chọn trang phục của Đoàn để lưu giữ lại những kỷ niệm của tuổi trẻ nhiệt huyết và sôi nổi”-anh Quyền chia sẻ.
Trò chuyện cùng chúng tôi, anh Quyền và chị Hiền kể: Mỗi người một địa bàn phụ trách nên họ chỉ tham gia chung những hoạt động, phong trào do Huyện Đoàn tổ chức. Dù vậy, anh Quyền cũng đã kịp để ý và thầm “cảm nắng” cô gái nhỏ nhắn nhưng không nề hà nặng nhọc, xông pha thực hiện nhiều phần việc khó nhằn ngay cả với đàn ông. Còn chị Hiền thì ấn tượng với chàng Bí thư Đoàn gầy gò nhưng kiên định trong thực hiện công việc. “Dù đã lọt vào mắt xanh của nhau, nhưng khi công khai mối tình này cả 2 đều bị gia đình phản đối. Bởi theo lý giải của bố mẹ, một người làm công tác Đoàn đã vất vả, thêm một người nữa lại càng khó khăn. Thế nhưng, nhờ kiên trì thuyết phục, lấy tình cảm chân thành đối xử, chúng tôi đã được cha mẹ 2 bên gia đình đồng ý cho kết hôn. Sau 3 năm, chúng tôi đón trái ngọt là một bé trai kháu khỉnh”-chị Hiền hạnh phúc bày tỏ.
Anh Nguyễn Văn Hòa và chị Phạm Thị Phượng nên duyên chồng vợ nhờ tham gia các hoạt động Đoàn. Ảnh: P.L
Anh Nguyễn Văn Hòa và chị Phạm Thị Phượng nên duyên chồng vợ nhờ tham gia các hoạt động Đoàn. Ảnh: P.L
Cũng từ hoạt động Đoàn, chị Phạm Thị Phượng-Bí thư Đoàn phường Thống Nhất (TP. Pleiku) và anh Nguyễn Văn Hòa-Bí thư chi đoàn tổ dân phố 3 (phường Thống Nhất) có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ rồi nên duyên vợ chồng. Tham gia công tác Đoàn từ năm 2014, đến năm 2016, chị Phượng được bầu giữ chức Bí thư Đoàn phường. Là nữ cán bộ Đoàn, chị Phượng luôn nỗ lực tìm giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn ở địa phương, phát huy tinh thần xung kích của đoàn viên, thanh niên thông qua các hoạt động: sơn vẽ làm mới các trụ điện để hạn chế tình trạng “rác quảng cáo”; tổ chức chương trình văn nghệ quyên góp giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ thanh niên yếu thế hòa nhập cộng đồng… Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, chị Phượng còn là hạt nhân thể thao, thường xuyên tham gia các giải bóng chuyền.
Còn anh Hòa gắn bó với công tác Đoàn từ năm 2016. Nhiều lần, khi có vướng mắc trong triển khai nhiệm vụ, anh Hòa không ngần ngại tìm đến Đoàn cấp trên để học hỏi kinh nghiệm. Nhiều hoạt động do Đoàn phường hay cấp trên tổ chức, chị Phượng và anh Hòa lại cùng nhau tham gia và chính từ những lần như thế mà họ càng trở nên thân thiết, thấu hiểu nhau hơn. “Mình thì năng động, sôi nổi, còn anh Hòa ít nói nhưng cả 2 đều rất mê phong trào Đoàn. Hễ có hoạt động nào là cả 2 đều tích cực tham gia, không từ chối bất cứ một nhiệm vụ nào. Có lẽ chính niềm đam mê đó đã tạo cơ hội để 2 đứa hiểu nhau và quyết định về chung một nhà”-chị Phượng cho hay.
Trong các cặp đôi nên duyên nhờ Đoàn, tôi khá ấn tượng với chuyện tình của cặp đôi Nay Chương-chuyên viên Ban Đoàn kết-Tập hợp thanh niên Tỉnh Đoàn và Rô H’Nếu-Bí thư Đoàn xã Chư Rcăm (huyện Krông Pa). Cả 2 quen nhau khi anh là sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, chị là sinh viên Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên. Các hoạt động Đoàn đều sôi nổi, hấp dẫn nên mỗi lần Đoàn trường tổ chức, anh chị đều nhiệt tình tham gia. Cùng ở huyện Krông Pa nên cả 2 càng thấu hiểu nhau hơn, chủ động tham gia hoạt động Đoàn ở địa phương sau khi tốt nghiệp. Cứ thế, tình yêu lớn dần và họ kết hôn năm 2014. Cách đây 6 năm, chị H’Nếu đảm nhận vai trò “thủ lĩnh” Đoàn ở xã Chư Rcăm, còn anh Chương tiếp tục học Đại học Tây Nguyên, tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự và về công tác tại Tỉnh Đoàn sau khi xuất ngũ. Hiện tại, do làm việc ở TP. Pleiku nên anh Chương phải sống xa nhà, chỉ tranh thủ về thăm vợ và 2 con vào những ngày cuối tuần.
CẢM THÔNG VÀ SẺ CHIA
Đặc thù công tác Đoàn là thường đi sớm về khuya, nhiều khi chẳng có ngày nghỉ. Dù vậy, nhờ cùng tham gia công tác Đoàn nên các cặp đôi có sự cảm thông và sẻ chia với nhau nhiều hơn.
Có 2 con nhỏ, chồng lại công tác xa nhà nên cùng với nhiệm vụ làm tốt công tác Đoàn ở địa phương, những việc lớn, việc nhỏ trong gia đình đều do chị H’Nếu gánh vác. Thấu hiểu được nỗi vất vả của vợ, anh Chương luôn quyết tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ quan. Chị H’Nếu tâm sự: “Dù vất vả nhưng chúng tôi luôn động viên nhau cố gắng, tạo điều kiện để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. May mắn là có ông bà nội ngoại ở gần nên lúc bận bịu đều có người giúp đỡ. Chính tình yêu với Đoàn đã cho tôi sự kiên cường này”.
Cùng môi trường nên anh Quyền và chị Hiền cũng có cơ hội chia sẻ, thấu hiểu và hỗ trợ nhau rất lớn trong công việc. Là Bí thư Đoàn xã, mỗi người quản lý hơn 500 đoàn viên, thanh niên nên không tránh khỏi những áp lực trong công việc. Dù vậy, khi gặp khó, họ lại trở thành “cố vấn” cho nhau, chia sẻ cách làm hay để đưa phong trào Đoàn ở địa phương ngày càng phát triển. Khi thấy các mô hình kinh tế hoặc hoạt động tình nguyện hay, cả 2 lại chia sẻ, kết nối, đưa đoàn viên, thanh niên của đơn vị mình tới học tập nhằm nhân rộng, lan tỏa.
và chị Rô H’Nếu vượt qua thử thách về khoảng cách. Ảnh: P.L
và chị Rô H’Nếu vượt qua thử thách về khoảng cách. Ảnh: P.L
Từ nhà đến xã Ia Glai khoảng 20 km, quãng đường chị Hiền đi làm xa hơn nên anh Quyền luôn hỗ trợ vợ trong các công việc nhà. Những lúc Đoàn xã Ia Glai tổ chức hoạt động ở làng vào buổi tối, anh chị lại gửi con cho ông bà nhờ trông giúp rồi đèo nhau đến địa điểm tổ chức hoạt động. Chính sự thấu hiểu, sẻ chia ấy đã giúp anh Quyền và chị Hiền xây dựng và nuôi dưỡng một mái ấm hạnh phúc dù công việc nhiều vất vả. Cũng nhờ chia sẻ, bố trí hợp lý công việc mà họ đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm, được tặng nhiều giấy khen và bằng khen của các cấp; Đoàn xã Ia Blang và Đoàn xã Ia Glai cũng là những tập thể tiêu biểu trong phong trào Đoàn ở huyện Chư Sê.
So với những cặp đôi khác, cặp đội Phượng-Hòa có phần thuận lợi hơn do công tác cùng một đơn vị. Là nữ “thủ lĩnh” Đoàn, lại đang mang thai đứa con đầu lòng gần 5 tháng, chị Phượng gặp khá nhiều áp lực trong công việc. Biết vậy nên anh Hòa luôn động viên, san sẻ công việc để giúp vợ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những khi chị Phượng phải tham gia các hoạt động tổ chức vào buổi tối hoặc vào ngày nghỉ, anh Hòa lại tình nguyện làm tài xế đưa đón vợ. “Có nhiều người hỏi làm Đoàn, đi suốt vậy thì vợ chồng có xảy ra cãi vã gì không? Thực tế, tôi cũng làm công tác Đoàn nên càng hiểu và thương vợ, động viên cô ấy cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”-anh Hòa chia sẻ.
Ước tính có trên 30 cặp đôi nên duyên chồng vợ đang công tác tại các tổ chức Đoàn trong tỉnh. Do đặc thù công việc, những người đang làm công tác thanh niên luôn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và có sự động viên từ người bạn đời, tin rằng các cặp đôi nên duyên từ Đoàn sẽ ngày càng bản lĩnh, gắn bó để đưa phong trào Đoàn ngày càng đi lên.
PHAN LÀI

Có thể bạn quan tâm

Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.