TÌNH NGƯỜI NƠI CÁCH LY CHỐNG DỊCH (*): Những "anh nuôi" đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, những người lính, chiến sĩ công an bỗng chốc trở thành các "anh nuôi" phục vụ bữa ăn cho hàng trăm người ở khu cách ly
4 giờ 30 phút ngày 24-3, tiếng chuông vang lên từng hồi trong khu doanh trại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 996 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình (thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch). 15 phút sau, các chiến sĩ đã có mặt ở cổng doanh trại nhận thực phẩm rồi tất cả lao vào bếp. Người sơ chế thức ăn, người nấu nướng chuẩn bị bữa sáng cho hàng trăm người đang cách ly vì dịch Covid-19.
Các chiến sĩ ở Đà Nẵng chuẩn bị canh cho người cách ly. Ảnh: BÍCH VÂN
Các chiến sĩ ở Đà Nẵng chuẩn bị canh cho người cách ly. Ảnh: BÍCH VÂN
Cơm bộ đội nấu rất ngon!
Công việc này đã diễn ra liên tục 2 tháng nay, kể từ khi UBND tỉnh Quảng Bình chọn nơi đây làm khu cách ly y tế tập trung của toàn tỉnh. 2 giờ sau, bữa sáng hoàn tất. Trên các xe kéo, các chiến sĩ mang đồ ăn sáng đến phát cho từng người dân sống ở các dãy nhà cách ly trong doanh trại. Người dân được cấp ăn theo chế độ 3 bữa/ngày với tổng số tiền 57.000 đồng/người.
"Thực đơn mà anh em làm luôn bảo đảm dinh dưỡng thịt, cá, rau, canh, hoa quả tráng miệng... Chúng tôi luôn tính toán làm sao để thay đổi hằng ngày giúp người dân ăn uống thoải mái, cảm thấy ngon miệng" - trung tá Trần Hải Đăng (SN 1977; người quán xuyến tổ hậu cần lo nấu nướng, phục vụ bếp núc) cho hay.
Anh V.V (27 tuổi) làm nghề xây dựng, mới trở về từ Lào. Hơn 10 ngày nay, anh sống cách ly, tuân thủ giờ giấc sinh hoạt như bộ đội. "Cơm bộ đội nấu rất ngon, ăn ngày 3 bữa, giờ giấc sinh hoạt quy củ lắm. Chỉ còn 2 ngày nữa là về nhưng sẽ rất nhớ nơi này. Các bác sĩ, các anh bộ đội đã rất tận tình chăm sóc" - anh V. xúc động nói.
Thiếu tá Nguyễn Thành Phong, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 996, kể rằng vào rạng sáng, đơn vị vừa tiếp nhận hơn 100 người về từ Lào, Thái Lan. Ngoài việc sắp xếp, bố trí giường ngủ, phun thuốc khử trùng thì các cán bộ, chiến sĩ còn lo bữa ăn muộn. "Doanh trại hết mì tôm, anh em phải đi gõ quán tạp hóa của người dân để mua mì tôm về nấu cho những người vừa trở về. Dù có vất vả nhưng anh em ai cũng thấy vui. Họ khỏe, mình khỏe" - thiếu tá Phong nói.
Khung tiếp nhận thuộc Trung tâm Bồi dưỡng Quốc phòng An ninh - Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng (đường Nguyễn Chánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đang nhận cách ly 193 người Việt Nam từ nước ngoài trở về. Gần trưa, trung úy Huỳnh Thị Toàn cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ tất bật chuẩn bị bữa ăn. Trước đây, trung úy Toàn chỉ phục vụ cho cán bộ của trung tâm hơn chục người mỗi ngày. Gần 1 tháng nay, bà ở lại trung tâm để nhận nhiệm vụ chính là đầu bếp trưởng cho gần 200 người.
"Nấu ăn với tôi không khó vì đã làm gần 15 năm rồi. Cái chính là nấu sao cho vừa khẩu vị của tất cả mọi người, có người về từ châu Âu, có người về từ châu Á hay có người ăn món miền Trung, miền Nam…" - trung úy Toàn tâm sự.
Mỗi ngày, từ 4 giờ, trung úy Toàn đã dậy chuẩn bị bữa ăn sáng và kết thúc bằng bữa ăn tối vào lúc hơn 18 giờ. Dọn dẹp xong bếp núc, bà bắt đầu suy nghĩ về thực đơn hôm sau, làm sao cho các món ăn đa dạng, không bị lặp lại, hợp với khẩu vị của nhiều người và đặc biệt là bảo đảm dinh dưỡng. Lên thực đơn xong, bà đưa cho chỉ huy trưởng duyệt rồi mới được thực hiện. Mỗi khi có ý kiến phản hồi của chỉ huy rằng người dân khen thức ăn vừa miệng là trung úy Toàn cảm thấy hạnh phúc, lấy đó làm động lực cho những ngày làm việc tiếp theo.
Các chiến sĩ Công an tỉnh Đắk Lắk trao cơm cho người dân. Ảnh: CAO NGUYÊN
Các chiến sĩ Công an tỉnh Đắk Lắk trao cơm cho người dân. Ảnh: CAO NGUYÊN
Dấu ấn đoàn thanh niên
Sáng 25-3, tại nhà bếp của Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Công an tỉnh Đắk Lắk, hàng chục cán bộ, chiến sĩ mà nòng cốt là lực lượng đoàn viên, thanh niên, tất bật nấu cơm chuẩn bị đưa tới khu cách ly tập trung số 333 Hà Huy Tập, TP Buôn Ma Thuột.
Thượng úy Đinh Xuân Hoàng, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết sau khi Trung tâm Bồi dưỡng và Huấn luyện nghiệp vụ Công an tỉnh Đắk Lắk (số 333 Hà Huy Tập) được sử dụng làm nơi cách ly, lực lượng đoàn viên thanh niên Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Công an tỉnh Đắk Lắk được giao nhiệm vụ tổ chức nấu ăn cho những trường hợp đang cách ly cũng như đội ngũ y - bác sĩ, cán bộ, chiến sĩ, nhân viên làm việc tại đây.
Chi đoàn Phòng Hậu cần - Kỹ thuật đã cử lực lượng thay nhau tổ chức nấu ăn. "Các cán bộ, chiến sĩ ý thức rất tốt trách nhiệm, chăm chút từng phần ăn. Đây là tấm lòng của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Đắk Lắk chia sẻ với người dân, cùng nhau vượt qua dịch bệnh" - thượng úy Hoàng khẳng định.
Hoạt động chung tay chống dịch cũng lan tỏa trong lực lượng Đoàn Thanh niên phục vụ Khung tiếp nhận thuộc Trung tâm Bồi dưỡng Quốc phòng An ninh - Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng. Đại úy Lê Bá Vương, Phó Chỉ huy Khung tiếp nhận, cho biết đơn vị đã bố trí các đoàn viên tổ chức những hoạt động thể thao vào mỗi buổi sáng để người dân trong khu cách ly tham gia, nâng cao sức khỏe nhưng bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa những người tham gia. Thành đoàn Đà Nẵng cũng phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên TP triển khai chương trình "Vì một Việt Nam khỏe mạnh". Riêng ngày 21-3, 2 đơn vị đã tổ chức trao tặng quà cho người dân tại khu cách ly Trung tâm Bồi dưỡng Quốc phòng an ninh và khu Đồng Xanh Đồng Nghệ.
Còn tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo, đoàn viên Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Bình đã tổ chức cấp phát cơm, nước uống miễn phí và làm nhà bạt cho hàng ngàn người Việt Nam từ Lào, Thái Lan trở về trong thời gian chờ làm thủ tục nhập cảnh. Thượng tá Ngô Văn Dũng, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP tỉnh Quảng Bình, cho biết với nhiệt huyết và tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên thanh niên BĐBP đã phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm các quy trình kiểm tra, giám sát, kiểm dịch các phương tiện xuất nhập cảnh, người nước ngoài đến địa bàn, người dân đi lao động ở nước ngoài, từ các vùng có dịch trở về, đặc biệt các trường hợp có liên quan đến dịch bệnh Covid-19. 
Kỳ tới: Phút mềm lòng của những "chiến binh"
Theo HOÀNG PHÚC - BÍCH VÂN - CAO NGUYÊN (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.