TÌNH NGƯỜI NƠI CÁCH LY CHỐNG DỊCH: Trắng đêm đưa người đi cách ly

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những cuộc họp khẩn diễn ra bất kể ngày đêm. Điện thoại luôn mở 24/24 giờ. Ngay khi nhận tin có người nghi nhiễm Covid-19, lực lượng chống dịch lập tức lên đường
23 giờ ngày 11-3, các cán bộ trong Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An bất ngờ nhận được thông tin anh H.V.H (37 tuổi; quê xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An), là lao động ở Nhật Bản, vừa xuống sân bay Nội Bài trong tình trạng ho, khó thở, tức ngực.
Hễ nhận lệnh là lên đường
Sau khi xuống sân bay, anh H. không được cách ly ngay mà tự ra bến xe bắt xe khách từ Hà Nội về quê.
Một tổ công tác gồm các cán bộ ngành y tế, công an, quân sự của tỉnh, do PGS-TS Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An, trực tiếp chỉ đạo đã có mặt trên Quốc lộ 1 để chặn xe khách.
0 giờ ngày 12-3, xe khách giường nằm chạy đến địa phận thị trấn Quán Hành (huyện Nghi Lộc) thì bị tổ công tác chặn lại. Bất ngờ bị chặn trong đêm, nhà xe phản ứng. Tuy nhiên, sau khi được lực lượng chức năng thuyết phục, toàn bộ hành khách đã về khu cách ly tập trung ở xã Nghi Ân, TP Vinh. Tại đây, xe khách nhanh chóng được khử trùng. Cán bộ y tế hướng dẫn anh H. và các hành khách đi cùng lấy lời khai y tế, lấy mẫu bệnh phẩm để gửi xét nghiệm. Đến 3 giờ, mọi việc mới hoàn tất.
"Hành khách H. đi từ vùng dịch Covid-19 về, lại có biểu hiện ho, sốt. Nếu không được cách ly kịp thời thì nguy cơ lây lan bệnh rất lớn. Vì vậy, chúng tôi quyết định thành lập tổ công tác chặn xe, đưa toàn bộ hành khách vào khu cách ly trong đêm" - ông Dương Đình Chỉnh kể lại.
Ngày cũng như đêm, khi nhận được thông tin có người từ vùng dịch, nước ngoài trở về, các cán bộ y tế lại lên đường. Bác sĩ Nguyễn Văn Long, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Vinh, kể thêm: Lúc 23 giờ ngày 18-3, nhận tin có một đoàn khoảng 100 người từ Lào về, ông cùng 10 y - bác sĩ trong đơn vị đã có mặt tại khu cách ly tập trung tại xã Nghi Ân để tiêu độc khử trùng, kiểm tra sức khỏe cho người dân.
Mười người làm việc suốt đêm, đến 5 giờ ngày 19-3 mới hoàn tất việc đưa người dân vào khu cách ly an toàn.
"Những cuộc họp khẩn có thể diễn ra bất kỳ lúc nào trong đêm, điện thoại luôn mở 24/24 giờ, khi nhận được thông tin, nhiệm vụ là lên đường. Y - bác sĩ thời dịch bệnh cũng như chiến sĩ" - bác sĩ Long tâm sự.
Các chiến sĩ Đoàn An điều dưỡng 40 Cửa Hội (Nghệ An) chuẩn bị phần cơm trưa cho người được cách ly (Mời quét QR code bằng camera điện thoại để nhận link xem video cùng chủ đề)
Các chiến sĩ Đoàn An điều dưỡng 40 Cửa Hội (Nghệ An) chuẩn bị phần cơm trưa cho người được cách ly.
Hết mình vì dân
Sáng 23-3, tại khu cách ly Đoàn An điều dưỡng 40 Cửa Hội, Quân khu 4 (thị xã Cửa Lò), 418 công dân Việt Nam trở về từ Lào, Thái Lan đang thực hiện cách ly 14 ngày theo quy định.
Từ ngoài cổng, mọi công tác an ninh, kiểm soát thực hiện chặt chẽ với sự phối hợp của lực lượng quân đội, công an và dân quân tự vệ. Nhiều người thân đến thăm hỏi, đưa đồ dùng cho những người đang cách ly. Mọi việc diễn ra quy củ, nghiêm ngặt, đồ dùng sau khi đưa vào bàn tiếp nhận sẽ có một cán bộ chuyển vào khu vực cách ly cho người nhận.
Các khu nhà ở cách ly đều là những dãy nhà cao tầng khang trang, thoáng mát, trong phòng trang bị tivi, wifi. Xen giữa các dãy nhà cao tầng là khu tập luyện thể thao để mọi người rèn luyện sức khỏe.
"Ở trong khu cách ly, mọi sinh hoạt, ăn uống, kiểm tra sức khỏe, vui chơi đều rất tốt. Mọi người đều vui vẻ, hợp tác với các chiến sĩ bộ đội" - anh H., một người đang thực hiện cách ly tại đây, chia sẻ.
11 giờ ngày 23-3, tại khu vực nhà bếp của Đoàn An điều dưỡng 40 Cửa Hội, các chiến sĩ đang chuẩn bị bữa trưa cho người cách ly. Sau một hồi loa thông báo, các phần cơm được chuyển trên các xe đẩy đưa về khu vực phòng, trao tận tay những người thực hiện cách ly.
Thượng tá Trần Thanh Hải, Đoàn trưởng Đoàn An điều dưỡng 40 Cửa Hội, cho biết mỗi ngày, những người cách ly được ăn theo chế độ 3 bữa của quân nhân (57.000 đồng/người/ngày). Mỗi khẩu phần ăn có 5 món, gồm 3 món mặn, 1 rau, 1 canh và thường xuyên thay đổi.
"Công dân vào khu cách ly sẽ được chúng tôi tạo mọi điều kiện tốt nhất trong khả năng có thể để bảo đảm an toàn, sức khỏe trong thời gian cách ly" - thượng tá Hải khẳng định.

Bố trí thêm 3 khu cách ly

Theo ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, thời gian qua, tỉnh đã tiếp nhận công dân trở về từ cửa khẩu Cầu Treo do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Hà Tĩnh chuyển đến. Tuy nhiên, do công dân trở về rất đông, dồn dập nên các cơ sở cách ly tập trung tại Nghệ An đã hết chỗ, vượt quá khả năng đáp ứng.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An tạm thời dừng tiếp nhận công dân trở về từ cửa khẩu Cầu Treo và các địa bàn khác ngoài tỉnh kể từ 15 giờ ngày 21-3. Hiện tỉnh đang bố trí thêm 3 khu cách ly tập trung mới tại các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông và Tương Dương để có thể chủ động đón các công dân về nước.

Bài và ảnh: Đức Ngọc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.