Phân biệt giữa trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ 1/1/2021, nhiều quy định của Luật Lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực. Trong đó có quy định về trường hợp người lao động nhận trợ cấp mất việc hoặc trợ cấp thôi việc.

Căn cứ hưởng
 

Với trợ cấp thôi việc, Điều 46 của Luật Lao động 2019, đã quy định việc được áp dụng khi có 1 trong các trường hợp sau xảy ra:
 
Hết hạn hợp đồng lao động.
 
Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
 
Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
 
Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
 
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
 
Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
 
Với trợ cấp mất việc, Điều 47 của Luật Lao động 2019 quy định trường hợp áp dụng, khi: Người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
 
Điều kiện hưởng của người lao động
 

Trong trường hợp trợ cấp mất việc làm hay trợ cấp thôi việc, người lao động đều phải đáp ứng yêu cầu làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
 
Tiền lương tính trợ cấp

 
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc hoặc mất việc làm.
 
Mức chi trả

 
Với trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ 2 trường hợp: Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hoặc người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên.
 
Với trợ cấp mất việc, người lao động được nhận tương ứng mỗi năm làm việc là 1 tháng tiền lương, nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.
 
Thời gian làm việc để tính trợ cấp
 
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc/mất việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

http://www.baolamdong.vn/phapluat/202011/phan-biet-giua-tro-cap-mat-viec-va-tro-cap-thoi-viec-3030175/
 

Theo dantri.com.vn/baolamdong

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.