Họa sĩ Mỹ gốc Việt Tammy Nguyễn và dự án hội họa 'tiên tri'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Họa sĩ Mỹ gốc Việt Tammy Nguyễn và nghệ sĩ người Mỹ Adam de Boer thể hiện sự cô lập và vấn đề chủng tộc trên nền tảng văn hóa châu Á trong triển lãm hội họa Facing New Axes (tạm dịch: Đối mặt khó khăn mới).

 Đài phát thanh KCRW cho rằng những bức tranh trong triển lãm 'Facing New Axes' gần như tiên tri trước khủng hoảng toàn cầu và làn sóng biểu tình ở Mỹ - Ảnh: Hunter Shaw Fine Art
Đài phát thanh KCRW cho rằng những bức tranh trong triển lãm 'Facing New Axes' gần như tiên tri trước khủng hoảng toàn cầu và làn sóng biểu tình ở Mỹ - Ảnh: Hunter Shaw Fine Art



Đài phát thanh KCRW (thành phố Los Angeles, Mỹ) ngày 7.7 cho biết triển lãm của Tammy Nguyễn và Adam de Boer được tổ chức (từ 15.3 đến 26.4) trước khi bang California thực hiện giãn cách xã hội, sau đó mở cửa trở lại (từ 22.5 đến 10.7) tại phòng trưng bày Hunter Shaw Fine Art (thành phố Los Angeles). Chính vì tổ chức trước khi dịch Covid-19 bùng phát cũng như trước làn sóng biểu tình đòi công lý cho người da màu ở nhiều bang của Mỹ, Đài phát thanh KCRW cho rằng ý nghĩa những bức tranh trong triển lãm gần như tiên tri trước một đại dịch, khủng hoảng toàn cầu và “cuộc nổi dậy” trong xã hội xứ cờ hoa.

Kết hợp văn hóa châu Á và kỹ thuật hiện đại

Đài phát thanh KCRW dẫn thông cáo báo chí mô tả các nghệ sĩ là “những người kết hợp các chủ đề của cộng đồng người di cư và tính kiên cường”, “khám phá vẻ đẹp và tính toàn vẹn giữa những thách thức của hiện thực, khí hậu hiện tại lẫn tương lai”. Các nghệ sĩ đã sử dụng kỹ thuật thủ công truyền thống Đông Á để nêu bật tình trạng bất ổn xã hội. Tammy Nguyễn sử dụng định dạng bức tranh ghép từ nhiều bức tranh, kiểu như tranh tứ bình để mô tả bốn mùa.


 

Các bức tranh của Tammy Nguyễn: Mùa bão bụi (hàng trên, trái), Mùa lũ (hàng trên, phải), Mùa lửa (hàng dưới, trái) và Mùa núi lửa - Ảnh: Hunter Shaw Fine Art
Các bức tranh của Tammy Nguyễn: Mùa bão bụi (hàng trên, trái), Mùa lũ (hàng trên, phải), Mùa lửa (hàng dưới, trái) và Mùa núi lửa - Ảnh: Hunter Shaw Fine Art


Hình ảnh các mùa dưới tay của Tammy Nguyễn là những sự kiện thời tiết cực đoan như Mùa bão bụi, Mùa núi lửa, Mùa lũ và Mùa lửa. Các mùa được Tammy Nguyễn lấy cảm hứng từ những sự kiện thời tiết kỳ quái mà cô chứng kiến tận mắt và trên báo đài, bao gồm các cơn bão bụi, cháy rừng đã tàn phá nước Úc, lũ lụt ở sông Mê Kông, vụ phun trào núi lửa Taal ở Philippines. Tất thảy nhằm muốn thể hiện khả năng thích nghi và phục hồi của con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Những bức tranh của Tammy Nguyễn được ví như là sự dung hòa giữa trí tưởng tượng và sự phê bình xã hội.
 

Adam de Boer vẽ quang cảnh bên ngoài khi đứng bên trong cửa sổ nhìn xuống đường - Ảnh: Hunter Shaw Fine Art
Adam de Boer vẽ quang cảnh bên ngoài khi đứng bên trong cửa sổ nhìn xuống đường - Ảnh: Hunter Shaw Fine Art
  Bức Riverwalker của Adam de Boer vẽ một chàng trai trẻ băng qua dòng sông đầy rác vào ban ngày - Ảnh: Hunter Shaw Fine Art
Bức Riverwalker của Adam de Boer vẽ một chàng trai trẻ băng qua dòng sông đầy rác vào ban ngày - Ảnh: Hunter Shaw Fine Art



Trong khi đó, Adam de Boer ứng dụng phương pháp vẽ trên vải Batik. Đây là nghệ thuật truyền thống của người Indonesia, vẽ các họa tiết bằng sáp ong. Nghệ sĩ Adam de Boer đã vẽ cảnh tượng bên ngoài khi đứng bên trong cửa sổ nhìn xuống đường bằng phương pháp này. Adam de Boer nói với Đài phát thanh KCRW: “Những bức tranh được vẽ một cách có chủ ý, miêu tả toàn bộ các điểm tham quan và trải nghiệm mà tôi có thể nhìn thấy từ cửa sổ căn phòng gần khu dân cư Skid Row ở Los Angeles”.

Adam de Boer chia sẻ: “Tôi hy vọng cách tiếp cận của các bức tranh cho phép người xem thấy rằng sự chênh lệch kinh tế và tình trạng bất ổn xã hội là một phần lớn hơn của sự sụp đổ hậu thuộc địa mà con người chúng ta đã không thực sự chấp nhận và giải quyết. Lịch sử dài và nhiều sắc thái, câu trả lời cho các vấn đề của chúng ta càng ngày càng phức tạp”.

Sinh năm 1984 ở San Francisco, Tammy Nguyễn theo học trường Cao đẳng Khoa học và Nghệ thuật Cooper Union tại New York và tốt nghiệp năm 2007. Năm 2008, cô nhận được học bổng Fulbright để về Việt Nam nghiên cứu tranh sơn mài, sau đó có thời gian làm việc tại Công ty gạch men Mỹ Đức với cương vị phụ trách nhóm phát triển ý tưởng. Nhờ công việc này, Tammy Nguyễn có điều kiện đi khắp châu Á. Về lại Mỹ năm 2011, cô theo học Đại học Yale, lấy bằng thạc sĩ về hội họa và in ấn vào năm 2013.

Theo Huệ Bình (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.