"Đợi sương mù giữa phố"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là tên tập tản văn vừa ra mắt của tác giả trẻ Lữ Hồng, sau tập thơ đầu tay “Một mai thức dậy”. Cầm trên tay tập sách, tôi chợt nhớ đến một câu nói rất hay của ai đó về quá trình sáng tạo, lao động nghệ thuật: “Trước vũng nước mưa, có người chỉ thấy đó đơn thuần là một vũng nước, nhưng có người lại nhìn thấy trong đó cả bầu trời xanh”. Và Lữ Hồng là người đã nhìn thấy bầu trời phản chiếu trong bóng nước, để rồi thì thầm kể lại về những vẻ đẹp của cuộc sống bằng giọng văn rất mềm, rất trong.
Lữ Hồng từng bộc bạch, nếu như đất trời có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông thì trong tâm cảm của tác giả trẻ này cũng có 4 mùa: ký ức, ký ức, ký ức và… ký ức. “Những ngày của tháng 5 đang đến thật gần. Tôi phải ngồi ở nơi đâu giữa thành phố này để ru mình qua những mùa ký ức?”-tác giả đã tự hỏi lòng giữa một ngày loanh quanh phố (Pleiku và những mùa ký ức).
Những mùa ấy cứ nối tiếp nhau, đan xen với thực tại, làm nên những trang viết vừa rất thật, rất gần mà cũng lại lãng đãng, mơ màng, hồ như không thể tách rời. Ở đó, Phố núi như bức tranh có thể kéo gần mà ngắm nghía với từng con đường nhỏ, từng góc phố quen, hoàng hôn chiều ngoại ô, tán bàng đỏ trong mưa, dã quỳ, hoa cỏ may, màn sương ảo mờ giăng phủ hay ly cà phê ấm sực một sớm mùa đông.
Tưởng chừng bấy nhiêu đặc trưng của Phố núi sẽ khiến ngòi bút quẩn quanh, vậy mà vẫn thấy đầy cuốn hút. Bởi như Lữ Hồng chia sẻ, ngay nhịp thở của hôm nay đã khác với hôm qua, cớ gì sợ cảm xúc lặp lại. Đó là lý do khiến người đọc đi vào miên man phố của Lữ Hồng mà không thấy nhàm nhạt, mà luôn trong tâm thế đón đợi những gì tinh khôi nhất, rỡ ràng nhất dù đôi lúc không tránh khỏi chút u hoài về thân phận. Người đọc sẽ bắt gặp ở đây một cô gái trẻ với rất nhiều tự sự, hoang mang, nỗi niềm, nhưng trên hết vẫn là một nỗi cô-đơn-có-điểm-tựa.
Nói vậy là bởi, cuối cùng thì tất cả những chông chênh ấy vẫn được tác giả quy về cảm xúc tích cực, vẫn thấy đâu đó những ấm áp thắp lên trong lòng, giữa phố. “Để nỗi buồn lắng xuống và niềm tin yêu cứ thế bừng lên, để ý niệm về cuộc sống trong mỗi người lắng đọng mà sâu thêm” (Người đọc sách, người trồng cây).
28 tuổi, Lữ Hồng từng đối mặt với khoảnh khắc sinh tử bởi một căn bệnh nan y. Tôi biết, Hồng rất ít muốn nói đến điều này. Nhưng vẫn mạo muội nhắc lại để hiểu vì sao cô gái trẻ lại thấu suốt về cái chết đến thế, lại yêu cuộc sống đến thế. Và an nhiên đón đợi mọi điều sẽ đến. Là bởi, “dường như, khi cận kề cái chết, ai trong chúng ta cũng đều muốn mỉm cười, muốn thứ tha và nói lời yêu thương với tất thảy. Vậy tại sao ngay lúc này, mỗi người không chọn sống như giây phút đối mặt với sinh ly tử biệt?”.
Với tâm thế đó, tác giả đã cho rằng, ta nên “biết ơn cái chết”. Cũng là biết ơn cuộc đời, biết ơn mẹ cha và những tình thân. Yêu thêm từng khoảnh khắc được sống. Điều này khiến người đọc một lần nữa nhận ra rằng tản văn là thể loại rất ý vị, đưa ta đến những miền tâm tưởng êm dịu, hiền hòa mà thấm đẫm nhân sinh. 
Ảnh: PHƯƠNG DUYÊN
Ảnh: PHƯƠNG DUYÊN
Chăm chút từng câu chữ, đặt vào đó từng đắn đo, cân nhắc, cẩn trọng, Lữ Hồng là một cây bút rất mực chỉn chu. Có lẽ điều ấy đến từ khao khát khẳng định một cái tên, lại thêm dự cảm xa xôi rằng đó có thể là những dòng cuối mà mình gõ ra trên bàn phím. Vậy nên, câu chữ cứ bật lên chất chứa những rời rợi, tha thiết, hồn nhiên. Và, trong khi nhiều tác giả phải chật vật bỏ tiền túi ra in sách, việc Lữ Hồng được Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân ký hợp đồng sử dụng tác phẩm và trả nhuận bút đã chứng tỏ nội lực của cây bút này.
“Bao năm rồi, nơi tôi sống có người già khuất núi, có người trẻ lớn lên như măng nứt ra từ kẽ đá. Cuộc đời dẫu thăng trầm thì cái đẹp muôn đời vẫn hiện hữu. Với những nỗ lực tự thân thông qua cái nhìn riêng về cuộc sống đa màu, tôi hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói trên hành trình khơi gợi cái đẹp cái nhân văn hoặc chí ít cũng đem đến cho mọi người một vài xúc cảm tích cực”.
Bấy nhiêu đã đủ để nói lên cái tình của Lữ Hồng dành cho cuộc sống này, cho vùng đất cao nguyên thân thương. Đủ để phải thốt lên rằng: “Xin được yêu xứ sở này bằng tình yêu nồng nhiệt mà đơn sơ nhất, chân thành mà thiết tha nhất” (Quê hương).
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...