Vĩnh biệt "nhà Kim Dung học Việt Nam" - nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào lúc 23h25 phút ngày 6/5, "nhà Kim Dung học" - nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã giã biệt cõi tạm sau hai năm chống chọi với ung thư vòm họng.

 

Gia đình nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho biết, nhạc sĩ đã qua đời vào 23 giờ 25 phút ngày 6/5 tại tư gia, thọ 73 tuổi. Chiều 6/5, dù yếu nhưng khi có bạn bè đến thăm ông vẫn mấp máy môi nhận ra từng người.

Suốt hai năm nay, nhạc sĩ phải chống chọi với căn bệnh ung thư vòm họng và bị mất tiếng. Vào giữa tháng 10/2019 ông nhập viện vì bệnh tình trở nặng nhưng sau đó tiếp tục vượt qua được. Xuân 2020, ông vẫn tiếp tục viết báo với bút danh Đồ Bì - nhà bình luận có một không hai về kiếm hiệp Kim Dung.


 

Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển từng có nhiều tác phẩm xuất sắc bình về truyện kiếm kiệp của Kim Dung.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển từng có nhiều tác phẩm xuất sắc bình về truyện kiếm kiệp của Kim Dung.



Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển tên thật là Võ Hợi, sinh ngày 12/2/1947 tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Ông là nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo… với nhiều bút danh: Vũ Đức Sao Biển, Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại…

Ông là tác giả nhiều ca khúc vào lòng khán giả: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trên đồi xưa… Và ông cũng là tác giả hàng chục đầu sách từ biên khảo, tiểu phẩm trào phúng, tiểu thuyết, bút ký…

Theo gia đình, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển sẽ được an táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương. Linh cữu sẽ được di quan và an táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương vào 6 giờ 30 phút ngày 10/5.

Người ta gọi ông là 'Nhà Kim Dung học VN' bởi ngoài âm nhạc thì hơn nửa cuộc đời nhạc sĩ dành thời gian nghiên cứu tác phẩm Kim Dung.


 

Nhiều tác phẩm của ông đậm chất phương Nam: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trên đồi xưa…
Nhiều tác phẩm của ông đậm chất phương Nam: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trên đồi xưa…



Ộng cũng là người luôn nhắc về các triết lý của Kim Dung để đưa vào cuộc sống đời thường. Điều ông tâm đắc trong những tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung chính là: Đối phó với chân tiểu nhân còn dễ hơn đối phó với ngụy quân tử; ngàn dặm làm quan chỉ vì tiền; đồng tiền mà đến tay rồi không thất thoát một tí thì không đúng đạo lý; chết làm quỷ sứ cũng phong lưu; thương đâm trước mặt dễ tránh, tên bắn sau lưng khó phòng; kiếm báu trao liệt sĩ; phấn hồng tặng giai nhân; học thuộc ba trăm bài thơ Đường của người khác mà không viết được một bài thơ riêng cho mình thì cũng không phải là nhà thơ…
 

http://danviet.vn/van-hoa-giai-tri/vinh-biet-nha-kim-dung-hoc-viet-nam-nhac-si-vu-duc-sao-bien-1085840.html

Theo M.T (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...