Vĩnh biệt nguyên Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Trần Khánh Chương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Họa sỹ Trần Khánh Chương là người có kiến thức sâu rộng về nghệ thuật tạo hình, sáng tác trên nhiều loại hình như hội họa, đồ họa, gốm, là tác giả của nhiều bài báo, bài nghiên cứu mỹ thuật.

 

Họa sỹ Trần Khánh Chương (giữa) trong một buổi khai mạc triển lãm mỹ thuật. (Nguồn: TTXVN)
Họa sỹ Trần Khánh Chương (giữa) trong một buổi khai mạc triển lãm mỹ thuật. (Nguồn: TTXVN)



Họa sỹ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết sau một thời gian lâm bệnh, họa sỹ Trần Khánh Chương, nguyên Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đã từ trần vào lúc 17 giờ 29 phút ngày 19/4/2020 tại Bệnh viện Hữu nghị, hưởng thọ 77 tuổi.

Họa sỹ Trần Khánh Chương đã trải qua một thời gian điều trị căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, sức khỏe của ông ngày càng yếu dần và người họa sỹ tài năng đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 77.

Họa sỹ Trần Khánh Chương sinh năm 1943, quê ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Ông tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội-Khoa Gốm 1959-1963; thực tập sinh về đồ sứ tại Trung Quốc 1968-1970; tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam (khoa Hội họa) năm 1975.

Ông là người có kiến thức sâu rộng về nghệ thuật tạo hình, sáng tác trên nhiều loại hình như hội họa, đồ họa, gốm…

Ông còn là tác giả của nhiều bài báo, bài nghiên cứu mỹ thuật và bộ sách chuyên đề gốm Việt Nam.

Họa sỹ Trần Khánh Chương có nhiều tác phẩm mỹ thuật nổi bật, từng đoạt giải thưởng mỹ thuật trong nước và quốc tế như: “Màu xanh trên vùng đất đỏ” - sơn dầu 1980; “Đường lên Điện Biên” - sơn mài 2005; “Ngày vui giải phóng” - khắc thạch cao 1986; “Những cánh diều” - khắc thạch cao 1983; “Bên cầu Thê Húc” - sơn mài; “Nhịp thời gian” - sơn mài; “Trưa cửa Tùng” - sơn mài...

Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, họa sỹ Trần Khánh Chương đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng.

Ông từng là Phó quản đốc Phân xưởng trang trí Nhà máy sứ Hải Dương; Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội; Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội; Ủy viên Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; Đại biểu Quốc hội khoá XI (2002-2007).

Từ năm 1999 đến năm 2019, họa sỹ Trần Khánh Chương giữ chức Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Với những đóng góp của mình cho sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam, họa sỹ Trần Khánh Chương đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007, Huân chương Kháng chiến hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huy chương vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Huy chương vì thế hệ trẻ, Huy chương vì sự nghiệp Văn hóa…

Theo Phương Lan (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.