Gia Lai: Đảm bảo an toàn vùng hạ du các hồ chứa thủy lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai tại Công văn số 731/UBND-NL.
Theo đó, để đảm bảo quản lý, vận hành công trình hồ chứa thủy lợi trong mùa mưa lũ 2019, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa của các chủ đập, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp không thực hiện quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác các công trình thủy lợi rà soát năng lực đội ngũ quản lý, vận hành công trình thủy lợi, tập huấn nâng cao năng lực, đảm bảo quản lý vận hành công trình an toàn hiệu quả, đặc biệt là khả năng phát hiện và xử lý ngay các sự cố công trình... 
Các sở, ngành và cơ quan đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với các chủ hồ thủy lợi và UBND cấp huyện triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống lũ lụt, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi. Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh kiểm tra đôn đốc các nhà thầu thi công đúng tiến độ được phê duyệt, đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ 2019 và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra sự cố công trình...
Giám sát chặt chẽ việc vận hành điều tiết nước các hồ chứa đúng quy định, để đảm bảo an toàn dân sinh vùng hạ dụ. Ảnh: Thanh Nhật
Giám sát chặt chẽ việc vận hành điều tiết nước các hồ chứa đúng quy định, để đảm bảo an toàn dân sinh vùng hạ dụ. Ảnh: Thanh Nhật
UBND cấp huyện phối hợp với các ngành và đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của UBND tỉnh đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ 2019 theo đúng quy định. Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy định pháp luật của các chủ đập trên địa bàn về công tác quản lý an toàn hồ chứa, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du công trình. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức người dân trong việc chủ động triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống lũ lụt hạ du, thông báo kịp thời việc xả lũ hồ chứa thủy lợi cho nhân dân vùng hạ du đập để chủ động phòng tránh, ứng phó đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhà nước, nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với các chủ hồ thủy lợi thực hiện phương án ứng phó thiên tai, ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập... 
Đặc biệt, UBND tỉnh lưu ý các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi tổ chức kiểm tra kiểm định đánh giá an toàn công trình, vận hành thử thiết bị cơ khí của van xả lũ, cống lấy nước đối với các hạng mục công trình xung yếu có nguy cơ xảy ra sự cố, cần sửa chữa xong trước mùa mưa lũ, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện trang thiết bị dự phòng đảm bảo chủ động ứng phó trong mọi tình huống. Khẩn trương xây dựng các phương án bảo vệ hồ đập và hồ chứa nước, phương án ứng phó thiên tai, ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập trình  cấp thẩm quyền phê duyệt, bố trí cán bộ trực nghiêm túc, đảm bảo tuyệt đối không xảy ra hành vi xâm phạm trái phép công trình, nhất là các vị trí điều khiển vận hành cửa van tràn xả lũ và cống lấy nước. Nghiêm túc thực hiện quy trình vận hành liên hồ và đơn hồ chứa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời đánh giá rà soát quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt để điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp.
Thực hiện quy định cảnh báo sớm cho người dân ở hạ du khi xả lũ hồ chứa. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn công trình chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn hồ chứa. Củng cố lực lượng quản lý hồ chứa đủ năng lực chuyên môn tổ chức tốt việc vận hành hồ chứa và phát hiện sớm những nguy cơ gây mất an toàn công trình để có biện pháp xử lý kịp thời. Theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn để thực hiện phương án điều tiết nước phù hợp đảm bảo an toàn công trình, tích nước hợp lý để phục vụ sản xuất. Quan trắc 4 lần/ngày và tính toán lưu lượng nước đến hồ đối với các hồ chứa có van điều tiết lũ, dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ để chủ động vận hành, chống lũ an toàn, cập nhật thông tin vận hành tối thiểu 2 lần/ngày khi không có mưa lũ và 4 lần/ngày khi mưa lũ. Phối hợp chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch và diễn tập phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp, hoặc vỡ đập đối với các hồ chứa có vùng hạ du tập trung đông dân cư. 
Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.