Di dân tự do ở Tây Nguyên-Kỳ 2: Đi không báo, đến không khai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cũng như nhiều “xã di cư tự do” ở Tây Nguyên, xã Cư K’Bang (Ea Súp, Đak Lak) gần như không kiểm soát nổi số dân trước tình trạng người dân tự do đến, tự do đi...


Xã này đang đối diện với nguy cơ đói nghèo vì hàng trăm hộ dân thiếu đất ở và đất sản xuất.

Đến rồi lại đi

Vào giữa trưa, chúng tôi đến thôn 14, xã Cư K’Bang, một trong những "điểm nóng" di dân tự do của nhiều năm qua.

 

Ngôi nhà tạm của một gia đình vừa
Ngôi nhà tạm của một gia đình vừa "nhảy dù" vào sinh sống ở thôn 14, xã Cư K’Bang (huyện Ea Súp, tỉnh Đak Lak).

Chúng tôi gặp bà Thào Thị Nữ đang nhổ đậu phộng thuê trên mảnh nương giữa thôn. Bà cho biết người chồng Vàng Seo Lòng đang làm thuê trên rẫy xa, hai con trai 6 tuổi và 8 tuổi đang ở tạm trong nhà một người quen ở thôn 14.

Bà Nữ cho biết vừa từ thị trấn M’Đrắk, huyện M’Đrắk (tỉnh Đak Lak) đến đây khoảng nửa tháng trước, đang dự định lên khai báo với thôn trưởng.

Năm 2008, đôi vợ chồng người Mông này đã rời xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) di cư vào thôn 14, xã Cư K’Bang lập nghiệp. Sau hai năm làm rẫy, nghe bên huyện Chư Prông của tỉnh Gia Lai đất màu mỡ hơn, họ bán đất ở Cư K’Bang rồi dắt nhau sang Chư Prông.

Hai năm sau, họ lại bán rẫy ở Chư Prông để chuyển sang Đắk R’Lấp mua rẫy. "Tình hình ruộng rẫy cũng không vừa ý lắm" - bà Nữ nói lý do vợ chồng bà chuyển về lại thôn 14 của xã Cư K’Bang này tiếp tục tìm cơ hội mưu sinh.

Cách chỗ làm của bà Nữ không xa là vợ chồng ông Giàng A Sự và bà Phùng Thị Sa cũng đang làm vườn thuê.

Vợ chồng người Mông này dắt díu bốn người con nữa đến xã Cư K’Bang hôm 23-6 và trú tạm ở nhà một người quen tại thôn 14.

Vốn ở bản Suối Cù, xã Kim Bôn, huyện Phú Yên (tỉnh Sơn La) năm 1994 họ rời quê vào huyện biên giới Quan Sơn của tỉnh Thanh Hóa lập nghiệp.

Sau 10 năm kinh tế không khá hơn, họ dời vào xã Cư K’Nia, huyện Cư Jút (tỉnh Đak Nông) lập rẫy. Sau ba năm thấy chưa khá hơn, họ kéo nhau sang chỗ hiện tại.

Tương tự là vợ chồng ông Vàng A Lâu và Sùng Thị Cang, người Mông quê ở xã Tà Si Láng, huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) mấy năm trước cùng hai người con di cư tự do vào xã Đăk Ha, huyện Đak Glong (tỉnh Đak Nông). Đến nay thì chuyển sang Cư K’Bang "tìm hướng làm ăn".

Chúng tôi ghé vào một ngôi nhà nửa tôn, nửa gỗ tuềnh toàng và trống hoác của ông Ngô Văn Vàng ở gần cuối thôn 14.

Ông Vàng cũng vừa dựng nhà mới đây, vợ chồng ông mới chuyển từ huyện Krông Bông (tỉnh Đak Lak) về đây từ hai tháng trước, sau gần 10 năm chuyển vào từ Cao Bằng mà làm ăn không được. Vợ chồng ông đi vắng, chỉ có bốn đứa nhỏ đang chơi đùa trên chiếc giường gỗ bề bộn quần áo cũ.

Trong khi hỏi chuyện các con trai ông Vàng, chúng tôi thấy sau nhà có một nhóm người đứng lấm lét sau mấy tấm ván thủng lỗ chỗ.

Đó là gia đình người em của ông Vàng là Ngô Văn Thào với bảy nhân khẩu vừa từ thôn Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đak Lak) di cư sang đây từ tối hôm trước.

"Ở bên Krông Bông không đủ đất, làm thuê cũng không ra nên phải sang đây tìm cách thôi!" - vợ ông Thào cho biết dự định sẽ tá túc vài hôm, sau đó tìm cách làm thuê, mua đất làm rẫy để ở lại đây.

 

Thôn trưởng Đào Văn Dỉa và cuốn
Thôn trưởng Đào Văn Dỉa và cuốn "sổ đời tạm" cứ dài ra nhưng nội dung không trùng khớp thực tế vì người dân tự do đến tự do đi.

Những "sổ đời tạm"

Chúng tôi tìm gặp trưởng thôn 14 là ông Đào Văn Dỉa, khi đang ghi chép "sổ sách" dưới hiên một căn nhà gỗ tạm bợ, xung quanh là mấy người đồng bào váy màu sặc sỡ quen thuộc đến từ vùng núi phía Bắc.

"Tôi đang gọi người ta đến để nhập vào sổ tạm trú mấy gia đình vừa tới cho đúng tên tuổi, số lượng nhân khẩu" - ông Dỉa nói khi những cái váy xòe dạt ra chừa ghế cho khách ngồi.

Đó là sổ "Các hộ tạm trú" ghi trong một cuốn tập học sinh được vị thôn trưởng gọi đùa là "sổ đời tạm".

Trong trang cuối cuốn tập ghi rõ mới đây thôi, ngày 7-8, xã này xuất hiện một gia đình ba nhân khẩu người Mông đến từ tỉnh Cao Bằng. Người chồng là Sùng Văn Hầu, sinh năm 1999; vợ là Thào Thị Ái sinh năm 2000 và con gái là Sùng Thị Xuân Mai sinh năm 2017.

 Kế đến là một gia đình bốn nhân khẩu cũng người Mông đến từ Sơn La, tên người chồng là Giàng A Pô Mua, vợ là Thao Thị Mị và hai con. Trước đó, vào ngày 22-7 có đến ba gia đình.

 

Dân số Tây Nguyên tăng 6,5 lần

Những dãy nhà mới của người di cư tự do dựng lên rìa các thôn 14, 15, xã Cư K’Bang (huyện Ea Súp, tỉnh Đak Lak).
Những dãy nhà mới của người di cư tự do dựng lên rìa các thôn 14, 15, xã Cư K’Bang (huyện Ea Súp, tỉnh Đak Lak).
Theo Ban chỉ đạo Tây Nguyên, năm 1975 dân số Tây Nguyên khoảng 1 triệu người. Đến năm 2004 là gần 4,7 triệu.

Kết quả điều tra dân số ngày 1-4-2014 là 5.504.560 người. Đến nay dân số Tây Nguyên ở mức 6,5 triệu người...

Theo phân tích của một chuyên gia, trong số 5,5 triệu người gia tăng giai đoạn 1975-2017, dân di cư tự do chiếm hơn phân nửa.

Thực ra, cuốn "sổ đời tạm" của thôn trưởng Đào Văn Dỉa chỉ là sự thống kê tương đối số người đến thôn 14 này, bởi có nhiều trường hợp người ta đến sinh sống cả 10 ngày nửa tháng hoặc lâu hơn vị thôn trưởng mới biết để kê khai vào sổ.

Bởi địa bàn thì rộng, nhà ở lác đác, người dân cứ tự do dọn đi hoặc kéo đến bất kể đêm hay ngày.

Và khi đến cứ ở tạm trong nhà người quen, có trường hợp tự khai báo nhưng cũng có trường hợp gần cả tháng sau hàng xóm mới mách cho thôn trưởng biết mà kê khai.

Ông Đàm Văn Hà-Chủ tịch UBND xã Cư K’Bang, thừa nhận di dân cứ tự do đi và đến, cả đêm lẫn ngày không ai quản lý được.

Đến nay, xã Cư K’Bang còn khoảng 150 hộ dân chưa có đất ở và 380 hộ chưa có đất sản xuất, vậy mà người di dân vẫn lũ lượt kéo đến, cả công khai lẫn lén lút.

"Chúng tôi nói hết đất ở, đất sản xuất không còn nữa, vào xã không sinh sống được đâu, đừng vào làm gì, nhưng họ vẫn kéo đến, công khai không được thì lén lút!".

Cũng theo ông, dân số xã tăng quá nhanh làm tăng đói nghèo, phá vỡ mọi quy hoạch của xã, trạm y tế và trường học quá tải, nóng nhất vẫn là quản lý và bảo vệ rừng, giữ vững an ninh trật tự.

Thái Bá Dũng-Thái Lộc/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.