Di dân tự do vẫn nóng ở Tây Nguyên - Kỳ 1: Làng lập, rừng mất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến thời điểm này, vấn đề người di cư tự do vẫn đè nặng lên các tỉnh Tây Nguyên với nhiều áp lực từ nạn phá rừng và các vấn đề xã hội.

Tại Buôn Ja Wầm, xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi chứng kiến những cánh rừng tự nhiên bị phá ngay trước mắt "chủ rừng".

Và đây cũng là trường hợp điển hình cho hàng loạt cánh rừng ở Tây Nguyên trong cảnh dân di cư tự do "tự do" phá rừng lập rẫy.

 

Loại thuốc diệt cây cỏ cực độc được người di cư tự do dùng để
Loại thuốc diệt cây cỏ cực độc được người di cư tự do dùng để "diệt rừng".

Vào rừng rỗng ruột

Ông Nguyễn Văn Hà, trưởng phòng quản lý bảo vệ rừng, cùng đồng nghiệp Trương Đức Nguyên chở chúng tôi trên hai "con Win" gầm gừ leo những dốc núi chót vót.

Sau hơn cả giờ đồng hồ tiến vào rừng sâu, đến đoạn tiểu khu 540 với nhiều đám nương nằm giữa rừng, có những ngôi nhà gỗ tuềnh toàng. Thỉnh thoảng bắt gặp mấy nhóm người đang chăm vườn, làm cỏ...

"Đây là khu buôn Mông, họ vào phá rừng lập làng mấy năm trước. Một số được dời ra ngoài đường lộ rồi, còn mấy chục hộ nữa vẫn không chịu đi mà không có cách gì đẩy họ ra được!" - ông Hà cho biết.

Vừa lên một dốc đứng, chúng tôi gặp ba thanh niên chở tấm gỗ vừa xẻ thành ván đi ngược chiều.

Thấy trưởng đội bảo vệ rừng họ cũng dừng lại: "Chở về làm nhà mà!" - họ nói rồi rú ga chạy. "Vậy đó! Thấy chở gỗ rừng trước mắt nhưng có làm gì được đâu!" - ông Hà chậc lưỡi.

Chúng tôi tiếp tục tiến vào giữa tiểu khu 540, được giới thiệu năm trước vẫn còn là rừng già nay "đang bị 16 hộ cạo nhẵn".

Những cánh rừng tan hoang, đồi trọc nối tiếp, một số cây trồng từ lúa nương, bắp, đậu... đang nhú lên trên những gốc cây rừng bị chặt, trên những ngọn đồi.

 

Vợ chồng Hoàng Văn Thình.
Vợ chồng Hoàng Văn Thình.

Đến một ngôi nhà sàn nhỏ, ông Hà hỏi cô gái đang bồng con ở hiên: "Chồng đi đâu? Gọi về ngay đi!". Cô gái ôm con chạy ra cánh rừng bên cạnh kêu chồng về gặp "đoàn công tác".

"Đã không chịu hợp tác, cứ phá mở rộng rừng là sao, phải làm gì mới dừng lại hả?" - ông Hà tức giận hỏi. Hai vợ chồng cũng chỉ "dạ vâng" và... cười.

Đó là vợ chồng Hoàng Văn Thình và Lý Thị Minh, người Mông, gốc gác từ xóm Bản, xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng, di cư vào xã Cư K’Nia, huyện Cư Jút năm 2012, và mới di cư sang cánh rừng này vào đầu năm nay.

Thình cho hay mảnh rẫy 1ha này do ông Hoàng Văn Lầu, từ "buôn Mông" vào phá rừng bán lại cuối năm ngoái với giá 60 triệu đồng.

Mua xong đám này, vợ chồng Thình tiếp tục phá cánh rừng lân cận để mở rộng đất rẫy, họ xịt thuốc diệt cỏ làm chết cây bụi, cưa ngang những cây lớn để chết khô rồi đốt. Hôm chúng tôi đến, chừng nửa hecta rừng tự nhiên đã được Thình thanh toán xong, chuẩn bị vãi lúa...

Đối phó bằng... tay không

Đến "cổng trời" của tiểu khu 540, ông Hà nói: "Ui dào, nó dựng nhà lên rồi kìa, chắc dựng từ tối qua!". Chúng tôi tiếp tục băng xuyên cánh rừng, vượt con dốc cao tít để lên đỉnh núi.

 

Một căn nhà dựng lên sau khi cánh rừng già vừa bị phá xong.
Một căn nhà dựng lên sau khi cánh rừng già vừa bị phá xong.

Cảnh tượng ngổn ngang, những cây lớn nằm la liệt, lỗ chỗ xen kẽ những gốc cây mấy vòng người ôm, tất cả nằm trên mặt đất trống vì đã được phun thuốc diệt cỏ và đốt trước đó.

Tại căn lán bằng gỗ lợp tôn nằm giữa đám đất ngổn ngang ấy, một cô gái Mông chừng 20 tuổi đang đan cái gùi tre.

Dưới sàn là một số dụng cụ chặt, cưa, một chiếc xe máy cũ và mấy chai thuốc diệt cỏ loại cực độc.

Ông Hà hỏi gì cô gái cũng trả lời "không biết đâu!", chẳng chút sợ sệt. Trong khi đó, một bóng người, chắc hẳn là chồng cô, đang thoát vào bìa rừng để lẩn tránh "đoàn công tác".

Ông Hà bật lửa đốt lán rồi bảo chúng tôi rút nhanh vì "cả làng có thể kéo ra, và ngày mai đường này sẽ bị cắm đầy chông hoặc chằng chịt dây bẫy"...

Mỗi lần tổ chức phá rừng, cưa cây, những người di cư tự do kéo đông người cầm gậy gộc, giáo mác canh giữ quanh khu vực.

 

Rừng phòng hộ bị di dân đe dọa

Ông Y Thông, ủy viên chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Nguyên, cho biết tình hình di cư tự do dù đang có xu hướng giảm nhưng tính chất phức tạp không hề giảm, đặc biệt là nổi cộm vấn đề phá rừng phòng hộ đầu nguồn...

"Trước đây họ (dân di cư tự do) vào đất còn rộng, người thưa, lúc đó dễ chịu. Nay họ không vào theo nhóm như ngày xưa mà lại vào theo điểm có họ hàng người quen trong này, dần dần họ chuyển gia đình vào luôn.

Và vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là các khu rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị ảnh hưởng bởi họ vào sinh sống trong đó!" - ông nói.

Khi lực lượng chức năng đến thì họ vừa ngăn cản, vừa xua chó dữ ra uy hiếp. "Chúng tôi đối phó với họ bằng tay không, còn họ dùng đủ thứ để làm vũ khí.

 Việc "ăn phải" gậy gộc hoặc bị họ bắn thủng bụng là chuyện không hiếm" - ông Hà kể.

Khó có thể kể hết số lượng làng mà dân di cư tự do lập nên từ việc phá rừng tại các tỉnh Tây Nguyên trong những năm qua.

Ông Trần Thanh Lâm, tổng giám đốc Công ty lâm nghiệp Buôn Ja Wầm, cho biết hơn 1.000ha trong số 5.500ha rừng tự nhiên của công ty đã bị di dân phá làm rẫy. Số dân hiện sống trong rừng hơn 1.000 nhân khẩu và chưa dừng lại.

Ông Hà nói: "Cứ cái đà này, không quá 1-2 năm nữa thì rừng tự nhiên của Buôn Ja Wầm sẽ hoàn toàn bị xóa sổ".

Thái Lộc-Thái Bá Dũng/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.