Giảm nghèo bền vững vẫn là mục tiêu hàng đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là tỉnh miền núi có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nên Gia Lai rất chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo. Ngay sau ngày giải phóng, việc đầu tiên mà cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm là giải quyết cái ăn, cái mặc và chuyện học hành cho người dân.
Từ khi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai trên phạm vi cả nước, với sự hỗ trợ của Trung ương, Gia Lai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, nhất là đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, Chương trình giảm nghèo bền vững được triển khai lồng ghép một cách có hiệu quả với các chương trình, dự án, phong trào, cuộc vận động nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đặc biệt, công tác giảm nghèo nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị và sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Nhờ đó, Gia Lai đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu giảm nghèo. Tính đến cuối năm 2020, Gia Lai không còn gia đình chính sách là hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 5,38%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 9,7%.  
Tuy đạt được những kết quả rất ấn tượng nhưng hiện tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn cao hơn bình quân cả nước (2,75%). Trong khi đó, tỷ lệ hộ cận nghèo của tỉnh đang ở mức khá cao (9,7%) nên dễ dẫn đến nguy cơ tái nghèo. Một trong những “điểm nghẽn” của công tác giảm nghèo ở Gia Lai là ý thức vươn lên thoát nghèo của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Qua 10 năm triển khai, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn tồn tại tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, nhiều hộ chưa có ý thức tiết kiệm chi tiêu để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa tiếp cận với phương thức sản xuất tiên tiến để mang lại thu nhập cao cho gia đình.
Chính sách hỗ trợ cây, con giống giúp người dân Gia Lai thoát nghèo. Ảnh: Đình Văn
Chính sách hỗ trợ cây, con giống giúp người dân Gia Lai thoát nghèo. Ảnh: Đình Văn
Xuất phát từ thực tiễn công tác giảm nghèo trên địa bàn, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra chỉ tiêu: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 0,8% trở lên (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020). Nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23-6-2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch số 47-KH/TU về lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác giảm nghèo trong những năm tới. Kế hoạch đặt ra mục tiêu: Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 0,8% trở lên theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020; giảm bình quân trên 2% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số bình quân trên 3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025. Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng đề ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2030, không còn huyện nghèo; cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn; phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm còn dưới 10% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026-2030.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ và tổ chức chính trị-xã hội các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo gắn với mục tiêu phát triển bền vững; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo.
Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa để thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Trong hành trình đó, công tác giảm nghèo bền vững vẫn được xác định là điều kiện cần nhằm mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Theo đó, với một tỉnh vốn có xuất phát điểm thấp như Gia Lai thì giảm nghèo bền vững vẫn là một trong những mục tiêu hàng đầu.
DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.