Không chỉ Hà Nội, rác đang thách thức cả nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khoảng 20h ngày 26.10, công tác tiếp nhận rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn đã chính thức hoạt động trở lại sau 3 ngày dừng hoạt động do người dân chặn xe vào bãi, việc tiếp nhận rác đã diễn ra như bình thường.

Do khu xử lý rác tại bãi rác Nam Sơn bị chặn, tại các chung cư Hà Nội những ngày qua một lượng rác lớn đang bị ùn ứ. Ảnh: Lan Nhi.
Do khu xử lý rác tại bãi rác Nam Sơn bị chặn, tại các chung cư Hà Nội những ngày qua một lượng rác lớn đang bị ùn ứ. Ảnh: Lan Nhi.
Đã bao nhiêu lần “bất bình thường” rồi lại “hoạt động bình thường” ở bãi rác Nam Sơn chắc người dân Hà Nội cũng không thể nhớ hết được. Dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn nhiều lần, chính quyền lại thuyết phục, rồi lại chặn, rồi lại thuyết phục. Dân Hà Nội chẳng khác gì bị rác bắt làm con tin.
Bởi vì, mỗi lần bị chặn xe rác vào bãi rác Nam Sơn, người dân lãnh đủ hậu quả. Rác tại các quận nội thành của Hà Nội ùn ứ, chất đống, mùi hôi thối trùm lên khu dân cư, nước rỉ rác chảy ra đầy đường.
Không chỉ riêng người dân thủ đô bức xúc vì rác, người dân Đà Nẵng từng chặn xe rác không cho chở vào bãi rác Khánh Sơn, người dân Quảng Ngãi từng chặn xe rác không cho chở vào bãi rác Nghĩa Kỳ, người dân Quảng Nam, chặn không cho xe đổ rác vào bãi rác Đại Hiệp.
Dân đóng tiền cho việc dọn rác, xử lý rác thì chính quyền phải có trách nhiệm thực hiện. Nhưng bao nhiêu năm rồi vẫn không giải quyết được việc này.
Xin lưu ý phải rạch ròi hai việc, việc dân xả rác bừa bãi và việc chính quyền xử lý rác. Người dân vô ý thức, xả rác bừa bãi thì rõ rồi, nhưng vấn đề nêu ở đây là sự thất bại của hoạt động tổ chức thu gom rác, xử lý rác.
Cứ mỗi lần dân chặn đường xe chở rác vào bãi Nam Sơn là mỗi lần Hà Nội bị ứ đọng hàng ngàn tấn rác, hôi thối, ô nhiễm. Chẳng lẽ Hà Nội cứ bị rác bắt làm con tin hết lần này qua lần khác? Câu hỏi này dành cho tân Chủ tịch Chu Ngọc Anh.
Và câu hỏi này cũng thách thức lãnh đạo cả nước, bởi vì không riêng gì Hà Nội, gần như địa phương nào cũng đang bị rác “uy hiếp”. Bãi rác Cam Ly ở Đà Lạt hai lần đổ xuống như lở núi, bãi rác Đa Phước ở TPHCM thỉnh thoảng tấn công người dân bằng mùi hôi thối, ô nhiễm cả một khu vực rộng lớn.
Việt Nam cần có công nghệ thu gom và xử lý rác hiện đại, hiệu quả, bền vững, nếu không thì rác sẽ là thảm họa của quốc gia trong nay mai.
Nếu không, sẽ còn nhiều nơi dân chặn xe chở rác vào các bãi rác vì dân không thể sống nổi trong ô nhiễm và đe dọa bệnh tật.
LÊ THANH PHONG (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khong-chi-ha-noi-rac-dang-thach-thuc-ca-nuoc-849241.ldo

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).