An Khê phấn đấu giảm còn dưới 1% hộ nghèo vào năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ huy động nhiều nguồn lực và triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo của thị xã An Khê đã được kéo giảm đáng kể. Thị xã đang phấn đấu kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 1% vào năm 2020.
Giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo
Thời gian qua, công tác giảm nghèo trên địa bàn thị xã An Khê luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, thị xã đã tập trung huy động nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo tại 4 làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của 2 xã Tú An và Song An. Theo thống kê, đầu năm 2016, thị xã có 699 hộ nghèo, chiếm 4,09%. Cuối năm 2018, số hộ nghèo đã giảm còn 357 hộ (trong đó có 60 hộ DTTS), chiếm 2,15%. Đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thị xã đạt hơn 35,7 triệu đồng, tăng hơn 1,7 triệu đồng so với năm 2017.
Tú An là xã có 3 làng đồng bào DTTS. Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được xã chú trọng. Theo ông Trần Thanh Cảnh-Chủ tịch UBND xã Tú An, toàn xã còn 83 hộ nghèo (53 hộ DTTS), chiếm 6,43%; 109 hộ cận nghèo, chiếm 8,44%. Mục tiêu của xã là đến năm 2020 giảm xuống còn 32 hộ nghèo, chiếm 2,46%. Để đạt mục tiêu này, xã đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng của thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều hộ dân trong xã chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, lúa nước, bắp lai, cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, địa phương còn tập trung thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho người nghèo như: mở 5 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 100 học viên tham gia; hỗ trợ bò giống, heo giống cho 27 hộ nghèo; khuyến khích vay vốn đầu tư phát triển sản xuất…
Cảnh quan làng Pốt (xã Song An) luôn xanh, sạch, đẹp. Ảnh: N.S
Cảnh quan làng Pốt (xã Song An) luôn xanh, sạch, đẹp. Ảnh: N.S
Tương tự, những năm qua, xã Song An đã tập trung triển khai hiệu quả 2 chương trình mục tiêu quốc gia là xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại làng Pốt, trọng tâm là hướng dẫn đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát triển sản xuất. Nhờ đó, số hộ nghèo của làng đã được kéo giảm từ 13 hộ năm 2017 xuống còn 5 hộ vào cuối năm 2018. Ông Võ Văn Thanh-Bí thư chi bộ làng Pốt-cho biết: Làng có 71 hộ với 327 khẩu, trong đó có hơn 97% là đồng bào Bahnar. Những năm qua, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã giúp nhiều hộ dân trong làng mạnh dạn chuyển đổi hơn 100 ha lúa rẫy, bắp kém hiệu quả sang trồng keo, bạch đàn và các giống cây trồng mới có năng suất cao để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống.
Phấn đấu còn dưới 1% hộ nghèo vào năm 2020
Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, do vậy, cấp ủy, chính quyền thị xã An Khê đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp. Đặc biệt, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các xã, phường chủ động triển khai tốt kế hoạch giảm nghèo đến năm 2020. Theo đó, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đảm bảo tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2020 giảm còn dưới 1% (khoảng 165 hộ); tập trung đẩy nhanh giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn...
 Đường liên xã được đầu tư phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa.   Ảnh: N.S
Đường liên xã được đầu tư phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa. Ảnh: N.S
Bà Nguyễn Thị Châu-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thị xã An Khê-cho biết: Từ năm 2016 đến nay, tổng nguồn vốn bố trí cho chương trình giảm nghèo bền vững lên đến hàng trăm tỷ đồng để triển khai các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt; đào tạo nghề, giải quyết việc làm; hỗ trợ nhà ở; khám-chữa bệnh... Đặc biệt, giai đoạn 2016-2018, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn thị xã đạt hơn 134 tỷ đồng với 5.877 lượt hộ vay, chủ yếu là hộ nghèo và hộ cận nghèo, đồng bào DTTS. Nguồn vốn chính sách đã phát huy hiệu quả, tạo cơ hội cho nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Nhiều địa phương của thị xã cũng đã xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững như sản xuất chuyên canh, hình thành cánh đồng mẫu lớn theo hướng hàng hóa để người nghèo, đồng bào DTTS tiếp cận và tham gia.
Theo Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thị xã, để tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2020 giảm xuống dưới 1%, hệ thống chính trị các cấp của địa phương sẽ cùng vào cuộc triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tiếp tục nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững; tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt phát triển kinh tế hàng hóa ở các xã có đông đồng bào DTTS; tích cực xã hội hóa công tác giảm nghèo, tạo thành phong trào sâu rộng, thu hút và động viên sự tham gia của các tầng lớp dân cư trong việc thực hiện các chương trình giảm nghèo, giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Nhớ bok Núp

Nhớ bok Núp

(GLO)- Nhiều người và nhiều hãng thông tấn báo chí chụp ảnh Anh hùng Núp. Trong đó, bức ảnh “Bok Núp” của anh Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai) được nhận xét là một trong những bức chân dung đẹp nhất.

Nhớ những ngày ở làng cùng bok Núp

Nhớ những ngày ở làng cùng bok Núp

Bok Núp được biết đến nhiều với vai trò là một vị anh hùng trong kháng chiến chống ngoại xâm. Nhưng hôm nay, tôi lại muốn kể về một bok Núp ở làng-một già làng, một nông dân thực thụ, một người yêu và thấm đẫm chất văn hóa Bahnar.
Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.