"Mụ vườn" dùng vật cứng nạo tử cung, sản phụ nguy kịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo người nhà sản phụ, trong quá trình đỡ đẻ, "mụ vườn" sử dụng vật cứng để nạo lòng tử cung khiến sản phụ rơi vào tình trạng nguy kịch.

Sáng 3-12, bác sĩ Nguyễn Đăng Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết bệnh viện vừa cứu chữa thành công 1 sản phụ bị đứt động mạch vòi trứng, băng huyết sau sinh, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
 

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cứu sống sản phụ nguy kịch
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cứu sống sản phụ nguy kịch


Trước đó, trưa ngày 15-11, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận sản phụ tên M. (SN 1986, ngụ huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) nhập viện trong tình trạng choáng mất máu nặng, bệnh nhân kích thích vật vã, da nhợt nhạt, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt.

Qua nắm thông tin, được biết sản phụ mang thai con rạ lần thứ 5, được "mụ vườn" đỡ đẻ 4 ngày trước. Trong quá trình đỡ đẻ, người nhà kể "mụ vườn" có sử dụng vật cứng để nạo lòng tử cung. Sau sinh, bệnh nhân mệt dần, bụng chướng, đau bụng ngày càng tăng và đau liên tục, ra máu ngày càng nhiều.

Xác định bệnh nhân nặng, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã tiến hành hội chẩn liên khoa để ứng phó trong khi phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã phải truyền 12 đơn vị máu, tiến hành cắt bỏ tử cung, lấy máu tụ…

Sau mổ, bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch và được các bác sĩ cấp cứu, hồi sức liên tục. Đến nay, sau 17 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của sản phụ đã tạm ổn và chuẩn bị xuất viện.

"Trong thời gian mang thai, các thai phụ nên đi khám thai định kỳ. Khi sinh nên đến cơ sở y tế, đảm bảo về trang thiết bị y tế, trình độ chuyên môn để được sinh nở an toàn, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra" - bác sĩ Nguyễn Đăng Giáp khuyến cáo.

Theo C. Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.