Tản văn: Bồi hồi tháng Tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hết tháng Ba là sẽ đến tháng Tư, cái quy luật rành rành như thế ai mà chẳng biết. Ấy vậy mà lạ lắm, nhỏ bạn thân trong cơ quan tôi, mỗi bận sắp sang tháng Tư đều nhắc nhớ như vậy, khiến ai nấy cũng nhoẻn miệng cười thích thú. Rồi, thấm thoát tháng Tư cũng về nhanh như một cơn gió lành ngoài hiên, mê hoặc lòng người bởi lung linh nắng ấm rót vàng sóng sánh như mật ong.

Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu


Tháng Tư hai từ đọc lên với âm thanh nhẹ nhàng như vốn dĩ mùa tạo nên chỉ dành riêng cho tháng Tư thôi. Tháng Tư là tháng khởi đầu trong mùa hè rực rỡ, là tháng giao thoa giữa xuân và hạ. Cái sự giao thoa ấy khiến lòng người mềm đi từng giây, từng phút và xao xuyến, bồi hồi lạ kỳ chẳng biết gọi tên như thế nào cho thật chính xác. Đi giữa đất trời tháng Tư, vạn vật bừng xanh đầy sức sống, ta như được đắm chìm, hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp. Lúa lúc này đã ngút ngàn màu xanh trong đáy mắt, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Xa xa phía nương ngô, nương đậu, cây cũng đã cao quá đầu người, chuẩn bị trổ cờ, trổ hoa. Lũ chim gọi nhau ríu rít dưới làn nắng ấm, nhởn nhơ chơi, chẳng chịu đi kiếm mồi. Những đứa con xa quê lâu ngày trở về, dùng dằng nán lại để tận hưởng sự thanh khiết đầu mùa tháng Tư.

Tháng Tư đặc biệt, in dấu cho những mùa hoa kỉ niệm. Mùa hoa xoài líu ríu nở bung. Mùa hoa chanh trắng thơm nồng nàn, mùa khoa khế tim tím biếc thủy chung. Dưới mùa hoa tháng Tư cô con gái gần chạm tuổi ba mươi, nũng nĩu bước ra vườn mơ trở lại tuổi thơ, thuở còn chân đất nhặt hoa khế tết vương miện, chơi đồ hàng. Cô đứng dưới cây khế cao lớn, dang tay hứng lấy những bông hoa nho nhỏ xinh xinh, nghe mùa thì thầm, nghe cây cối "ôn lại" năm tháng xưa cũ. Chợt cô nghe lòng mình xốn xang, bình yên cứ thế kéo về. Cô ngồi bệt dưới gốc khế, nhìn đàn kiến nối đuôi nhau chậm rãi, nhìn chú dế mèn thậm thụt trong hốc đất mà mơ màng, mơ mộng. Thiên đường là đây chứ ở đâu nữa.

Tháng Tư chạm ngõ, đánh thức khẽ những bông bằng lăng rực tím và những bông phượng đỏ tươi, báo hiệu cho một mùa học trò sắp sửa qua đi. Tuổi học trò có lẽ là lứa tuổi đẹp nhất của đời người. Ai đã đang và từng là tuổi học trò mà chẳng đôi lần nao nao khi hạ sắp sửa bước sang và mùa học trò cuối cấp khép lại. Vẫn còn đó dòng lưu bút năm xưa với từng nét mực ngoan thơm và cánh bướm phượng chập chờn. Mới đó mà tuổi học trò đã lùi xa gần hơn hai mươi năm có lẻ. Cây bằng lăng, cây phượng nơi sân trường vẫn lặng lẽ tỏa bông, gọi những chú ve sầu về kéo đàn da diết. Bạn bè mến thương ơi, có nhớ ngày nào lời hứa một lần gặp lại, giữa sân trường, giữa những cánh hoa rơi?

Tháng Tư, một chiều bên thềm nhà, cùng ông sửa soạn, lau chùi những kỷ vật một thời chiến tranh khi xưa. Những chiếc huân, huy chương quý giá ông nâng niu cẩn thận. Lòng chộn rộn nhớ về năm tháng lịch sử hào hùng, một tháng Tư thống nhất đất nước, một tháng Tư rộn ràng niềm vui đoàn kết với biết bao sự tự hào của những người con đất Việt. Thương làm sao đôi mắt ông hoen đỏ khi nghĩ về đồng đội năm xưa đã ngã xuống đổi lấy hòa bình thống nhất Tổ quốc. Màu cờ đỏ, ngôi sao vàng trên lá cờ tung bay khắp mọi nẻo đường… hòa cùng những khúc nhạc hùng tráng như: “Tiến về Sài Gòn”, “Bài ca thống nhất”... khiến ai cũng rưng rưng xúc động.

Bây giờ là tháng Tư, chẳng thể nói sao cho hết, cho thỏa nỗi lòng khi mùa vừa sang. Xin gửi lại tháng Tư những kỉ niệm dấu yêu, trong veo để mai nay nhắc lại ta càng thêm yêu những giây phút này…


 

http://www.baodaknong.org.vn/van-tho/tan-van-boi-hoi-thang-tu-85457.html

Theo CAO THƠM (baodaknong)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...