Lao xao những trang viết về sông núi miền biên viễn Tây Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt độc giả hai tập tản văn về mảnh đất An Giang - miền biên viễn Tây Nam của tổ quốc: Mật nắng biên thùy của Nghiêm Quốc Thanh và Trong sương thương má của tác giả Trương Chí Hùng.

Mật được chắt chiu từ nắng. Thứ nắng oi ả quyện mùi sông nước ngọt ngào của vùng biên giới Tây Nam đất nước. Trong làn nắng mật, người ta có thể ngắm nhìn khung cảnh nhà cửa sông nước, cây trái, vườn tược, thưởng thức bao sản vật, món ngon từ bàn tay chân chất mộc mạc của những người phụ nữ quê.

Trong làn nắng mật, người ta có thể lắng nghe lao xao biết bao giọng nói và ngôn ngữ của những con người chung sống nơi này, đó là các cộng đồng người Việt, người Hoa, người Khmer, người Chăm.

Và nơi đó, vùng núi sông An Giang yêu thương của tác giả Nghiêm Quốc Thanh, hình ảnh người thân người quen trong ký ức nối nhau thức dậy, đưa anh quay về quãng ngày còn là một chú bé, hay khi còn là chàng trai chưa rời xa quê.

 

Cuốn sách được chắt chiu từ nắng của thầy giáo dạy Ngữ văn tại huyện biên giới Tịnh Biên
Cuốn sách được chắt chiu từ nắng của thầy giáo dạy Ngữ văn tại huyện biên giới Tịnh Biên


Bước chân ký ức đưa Nghiêm Quốc Thanh đi mãi, thành 19 tản văn nhỏ xinh trong Mật nắng biên thùy. Để khi khép cuốn sách lại, người đọc sẽ như nắng đâu đó còn vương trên đỉnh đồi phía ấy Thất Sơn.

Dành những lời yêu thương cho Mật nắng biên thùy - nhà văn Võ Diệu Thanh viết: “Nghiêm Quốc Thanh hút mật nắng quê mình để làm nên những dòng văn nồng hương rừng núi, cỏ cây xen trong sỏi đá khô cằn và hẳn là thơm mùi nắng gió. Văn được chắt từ đất nên cũng chân tình như chính đất lửa Thất Sơn. Một An Giang rất An Giang nhưng lại lạ lẫm mà ngay cả người từng tìm hiểu về vùng đất này cũng phải ngỡ ngàng như xứ nào xa lắm. Bởi thấm trong nắng gió biên thùy là mấy mươi năm Nghiêm Quốc Thanh sống, rất sống, sống nhiều hơn nữa. Bức tranh biên cương đầy khói lửa chợt bừng lên sức sống hồn nhiên như bất chấp những năm tháng đã rất nhọc nhằn.”

 

"Trong sương thương má" - những trang viết nhiều cảm xúc về miền đất nơi dòng Cửu Long bắt đầu chảy vào đất Việt
"Trong sương thương má" - những trang viết nhiều cảm xúc về miền đất nơi dòng Cửu Long bắt đầu chảy vào đất Việt


Mang một âm hưởng khác biệt Trong sương thương má của Trương Chí Hùng đưa đến cho người đọc nhiều cảm xúc về miền đất nơi dòng Cửu Long bắt đầu chảy vào đất Việt.


Lợi thế là người đến với thơ trước khi đưa bút sang địa hạt văn xuôi, 19 tản văn làm nên tập sách vừa hiền hòa mà cũng thật bi tráng. Mùa nước nổi miền Tây sẽ hiện ra trước mắt người đọc vô cùng sống động. Những câu chuyện về má, về ba, về những con người giản dị mà mỗi hành động đều thấm đẫm tình thương mang đến thật nhiều xúc cảm sâu lắng. Và như thế, như ô cửa trên chuyến xe văn chương, Trong sương thương má cho chúng ta nhìn về con người và vùng đất miền Tây thật gần, thật chi tiết, thật yêu thương.

 Có thể nói, trong không khí văn chương trẻ đang kéo người đọc về vùng trung tâm - đô thị hoặc dẫn độc giả ra với thế giới những năm gần đây, những trang sách chạm đến hơi thở của vùng phên dậu Tổ quốc ngày càng thiếu, thậm chí khan hiếm.

Tác giả Nghiêm Quốc Thanh - thầy giáo dạy Ngữ văn tại huyện biên giới Tịnh Biên, là tác giả của 3 tác phẩm trước đó, gồm Ta qua triền dốc nắng, Lễ hội Ok- Om-Bok và Đố biết tớ là ai. Tác giả Trương Chí Hùng - giảng viên bộ môn Ngữ văn, Đại học An Giang, là tác giả của tập thơ Một nửa nhà quê và từng đạt giải Nhất cuộc thi bút ký văn học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 - qua 2 tập tản văn Mật nắng biên thùy và Trong sương thương má. Những sáng tác này đã phần nào bổ khuyết vào “điểm nóng” còn thiếu trên, cụ thể ở đây là mảnh đất An Giang.

Những trang văn của hai tác giả trẻ đã góp phần làm tròn đầy hơn hình dung và hiểu biết của chúng ta về miền biên viễn vừa trù phú vừa huyền thoại của vùng đất Tây Nam Tổ quốc.

 

MAI AN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...