Ngồi một mình và nghĩ...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một trưa nào đó, trong góc nhỏ của quán cà phê, có một người lặng ngồi và ngắm đất ngắm trời. Vu vơ bóng nắng loang loáng trên vỉa hè, tán lá đong đưa rủ mềm như làn tóc mai phất phơ. Đang mùa khô Tây Nguyên. Trong cái hanh hao và vàng ươm đất trời nắng gió, bất chợt thấy bản nhạc dặt dìu đưa ta lùi lại thời thơ ấu thân thương.
Ta thấy lại bóng hình quê hương trong tà áo nâu cùng nụ cười lặng lẽ của mẹ, trong dáng cao gầy và lời dặn: “Đừng giẫm lên chữ viết” của cha khi ta lấy viên gạch non chép lên nền sân đất mát mịn những vần thơ trong sách giáo khoa. Lớn thêm chút nữa, có những buổi chăn trâu, ta ngả mình trên thảm cỏ, hướng mắt lên bầu trời xanh ngắt, thấy mình bé xíu mà không nghĩ rồi sẽ có ngày ta lớn lên rời xa quê, để rồi bầu trời ấy khắc khoải nỗi nhớ trong tim.
 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Ta cũng như bao người con xa quê khác, nhiều khi nhớ đến cháy lòng mà chẳng dễ để bay về miền ký ức thân thương. Giờ vẫn có lúc mong dẫu chỉ một lần, khi nhớ quê là có thể xếp tất cả công việc lại để làm một cuộc hồi hương. Nhớ làm sao sân ga nhỏ ta vẫn thường đi về thời sinh viên. Những chuyến tàu chợ đông đúc đang rầm rập chạy giữa hai triền đồi đất đỏ hay những vạt cỏ khô còn đẫm ướt sương đêm. Ta thấy nhớ những người dân quê hồn hậu, nhớ giọng nói tiếng cười như nhớ vị sắn khoai đã nuôi ta lớn từng ngày.
Một vạt nắng từ đâu đọng lại trên mặt bàn gỗ trước mặt. Thớ gỗ ngời lên nhắc ta nhớ về chiếc giường tre với những chiếc nan nhẵn bóng, mát rượi mà bàn chân của đứa bé 8 tuổi vẫn thường gác lên mỗi buổi trưa hè. Bụi tường vi nở những chùm hoa hồng tươi pha chút tím khẽ rung rinh bên chiếc giếng đá ong. Những hàng chè, những khóm dứa đã ửng vàng. Náu kín trong tán lá nơi bụi tre là chùm hoa dủ dẻ với những cánh vàng ươm thơm ngọt ngào. Cây dọc đầu ngõ nhà bạn xòe tán lá xanh mỡ màng đang rung rung dưới nắng và cả tiếng ve. Lũ trẻ năm nào giờ đã mỗi người mỗi ngả, biết có còn ai nhớ những buổi trưa hè ấy hay không?
Thương nhớ ơi! Ngồi một mình và nghĩ, trưa nay...
Bên kia đường vẫn là cảnh đó, hàng rào cây xanh vẫn lấp loáng ánh nắng, mặt đường vẫn xe cộ cùng dòng người đan qua đan lại. Có khác chăng là một nhóm công nhân đang lo kẻ lại những vạch vôi trắng và một nhóm khác đang lo xén cây trên rẻo đất phân chia hai làn đường. Tiếng máy lạch cạch, tiếng còi xe, tiếng nói chuyện của những người trong quán cà phê nhỏ bên đường. Mấy chàng thợ điện đang sôi nổi bàn về trận túc cầu nào đó trong lúc giải lao. Vài người phụ nữ tí tách hạt dưa cùng câu chuyện về chuyện một cặp vợ chồng nổi tiếng bỏ nhau. Dăm ông trung niên trầm ngâm bên bàn cờ tướng, tít trong góc kia có một đôi trẻ đang chụm đầu bên chiếc iPhone đắt tiền. Cuộc sống cứ thế tiếp diễn không ngừng. Ngồi nghĩ về những chuyện đã qua, lại càng thấm thía: cuộc sống này dù có nhọc nhằn hay thuận buồm xuôi gió thì vẫn còn có niềm tin rằng trời không cho ai tất cả, cũng không lấy hết của ai mọi thứ. Rất công bằng. Lại nghĩ thêm: ta sẽ không đơn côi một mình nếu ta không xa lánh mọi người, chối bỏ thiên nhiên. Tất cả vẫn đang cùng sóng bước bên nhau trong chốn nhân gian sôi động này.
Những phút ngồi một mình ấy cần cho ta lắng lại những cảm xúc nhất thời, giúp ta tĩnh tâm lại, lùi ra xa một chút nhìn lại mọi thứ, để rồi yêu quý hơn cuộc sống của mình. Nhưng cũng tự nhắc ta đừng “một mình” quá lâu. Khi hòa mình cùng mọi người, giữa thiên nhiên, ta sẽ được tiếp thêm niềm vui, nụ cười và hạnh phúc…
 BÍCH THIÊM

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...