Thực hành Then đón bằng ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 3-9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đã diễn ra Lễ đón nhận bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO. 

Then vừa là một loại hình văn nghệ dân gian, vừa là một biểu hiện của tín ngưỡng dân gian. Thực hành Then là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc; chủ yếu có ở 11 tỉnh gồm Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Điện Biên, Lai Châu và Lào Cai.

Biểu diễn nghệ thuật tại buổi lễ. Ảnh nguồn Báo Lao Động
Biểu diễn nghệ thuật tại buổi lễ đón nhận bằng ghi danh. Ảnh nguồn Báo Lao Động

Nội dung các khúc hát then-một loại hình diễn xướng dân gian, tích hợp nhiều loại hình nghệ thuật đều toát lên tư tưởng và giá trị nhân văn sâu sắc.

Với những giá trị nghệ thuật độc đáo của mình, Then đã góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí, khát vọng vươn lên, xây đắp cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Trước đó, ngày 12-12-2019, tại phiên họp Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ông Christian Manhart-Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam-cho hay lý do Thực hành Then được ghi danh bao gồm: Những nghi lễ này không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái về quan niệm về con người, thiên nhiên, thế giới và vũ trụ. 

Nghi lễ thể hiện cuộc hành trình mà các thầy Then bằng các nghi thức dân gian cúng dâng lễ vật lên tổ tiên, các đấng thần linh để cầu bình an, sức khỏe cho mọi người, mọi nhà, cầu may mắn và các nghi lễ quan trọng như dựng nhà, cầu mùa màng…

"Thực hành Then giúp con người vượt qua khó khăn và vướng mắc trong cuộc sống hằng ngày, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân văn và gìn giữ lối sống tích cực của cộng đồng người Tày, Nùng, Thái"-ông Christian Manhart nói.

PHƯƠNG VI (theo laodong.vn, tuoitre.vn)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.