Điệu then ở Pơ Nang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù định cư trên vùng đất mới hàng chục năm nay nhưng bà con dân tộc Tày, Nùng ở làng Pơ Nang (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) vẫn lưu giữ nét văn hóa truyền thống bằng việc thành lập tổ hát then, đàn tính.
Mới đây, chúng tôi về thăm làng Pơ Nang. Tiếp chúng tôi, ông Hoàng Văn Soạn-Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Kon Thụp-chia sẻ: Làng Pơ Nang có 286 hộ với 1.294 khẩu, trong đó có 80 hộ người Tày, Nùng. Bà con chủ yếu quê ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn đến Gia Lai lập nghiệp những năm 90 của thế kỷ trước.
Ngày mới định cư, cuộc sống của bà con khó khăn đủ bề. Khi ấy, bà con chủ yếu trồng mì, bắp và lúa 1 vụ. Điện, đường chưa có và mọi sinh hoạt gần như tự cấp, tự túc. Sau này, một số hộ học hỏi người Kinh trồng cà phê, hồ tiêu để tăng thu nhập. Tuy nghèo khó nhưng bà con rất đoàn kết, luôn thương yêu, giúp đỡ nhau. Bởi vậy, nỗi nhớ quê hương bản quán cùng điệu then, đàn tính du dương, ngọt ngào như dòng sữa mẹ luôn dâng trào trong tâm khảm mỗi người.
Để thể hiện tình yêu quê hương, yêu bản sắc văn hóa của dân tộc mình và lưu giữ những làn điệu dân ca, năm 2009, cộng đồng người Tày, Nùng ở làng Pơ Nang đã thành lập tổ hát then, đàn tính với 7 thành viên. Đến nay, tổ đã có 15 thành viên với nhiều lứa tuổi.
Một buổi tập luyện của các thành viên tổ hát then, đàn tính làng Pơ Nang. Ảnh: R’Ô Hok
Một buổi tập luyện của các thành viên tổ hát then, đàn tính làng Pơ Nang. Ảnh: R’Ô Hok
Bà Nguyễn Thị Bền (62 tuổi) cho biết: “Cứ mỗi buổi tối, sau một ngày làm việc mệt mỏi, các thành viên trong tổ lại tập trung để sinh hoạt văn hóa, ôn luyện những bài hát dân ca, đồng thời chỉ dạy cho các thành viên mới. Chúng tôi sẽ cũng nhau hát những điệu nhạc quen thuộc như: cúng cầu an, hoặc các bài về tình cảm đối với cha mẹ, tình yêu đôi lứa, ca ngợi quê hương, đất nước”.
Theo bà Bền, then trong tiếng Tày có nghĩa là “thiên” (trời), được coi là điệu hát của thần tiên để lại. Do đó, các điệu then, đàn tính thường lưu truyền bằng miệng. Để học được phải có thầy hoặc người già chỉ dạy nhưng quan trọng nhất là phải có năng khiếu, đam mê và có chất giọng ngọt ngào, thiếu một trong những thứ trên thì không thể hát hay được. Cha mẹ bà Bền đều biết hát then, chơi đàn tính nên từ lúc còn bé bà đã bập bẹ hát được một đôi bài dân ca của người Tày.
Cũng theo bà Bền, để hát 1 bài then bắt buộc phải có đàn tính và quả nhạc xúc xắc. Một người chơi thuần thục có thể cùng một lúc vừa hát, vừa đàn, chân thì rung quả xúc xắc khiến người nghe vô cùng thích thú. Để thưởng thức những nghệ nhân chơi thành thục như vậy thường gặp vào các dịp hội xuống đồng, ngày hội đại đoàn kết... của người Tày, Nùng ở đất Bắc.
Bà Ngân Thị Thanh bày tỏ: “Mong muốn của tôi là điệu then, đàn tính của người Tày, Nùng được lưu truyền lại cho thế hệ kế tiếp tại quê hương thứ 2 này. Đồng thời, chúng tôi cũng mong chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa để hát then, đàn tính không bị mai một”.
Trao đổi với P.V, ông Lương Đình Lực-Chủ tịch UBND xã Kon Thụp-cho biết: “Xã luôn quan tâm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn. Hàng năm, thông qua chương trình, hội diễn văn nghệ các ngày lễ 8-3, 20-10, hội thi “Sống vui, sống khỏe” của người cao tuổi... bà con tham gia biểu diễn góp phần giúp bảo tồn, phát huy nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình”.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...