Cấu trúc cổ nghi là bằng chứng nền văn minh cổ đại trên sao Hỏa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các thợ săn UFO tin rằng hình ảnh các cấu trúc kỳ lạ được chụp lại trên sao Hỏa là bằng chứng về một nền văn minh cổ đại từng tồn tại trên Hành tinh Đỏ.
Hình ảnh các nhà thuyết âm mưu tin là dấu tích các bức tường kiên cố từng xây dựng trên sao Hỏa. (Ảnh: UFO Sighting Daily)
Hình ảnh các nhà thuyết âm mưu tin là dấu tích các bức tường kiên cố từng xây dựng trên sao Hỏa. (Ảnh: UFO Sighting Daily)
Biên tập viên Scott C. Waring của trang tin UFO cho biết đã tìm thấy nhiều cấu trúc cổ từ các hình ảnh lấy từ thiết bị thăm dò của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp lại sao Hỏa. Những cấu trúc này khá dài, gần giống như những bức tường kiên cố.
"Tôi cũng phát hiện thêm nhiều khuôn mặt được chạm khắc ở phần phía trên có vẻ rất cổ. Rất khó để phát hiện ra những chi tiết nhỏ này", Scott nói thêm. 
Theo ông này, đây là bằng chứng cho thấy một nền văn minh cổ đại từng phát triển trên bề mặt sao Hỏa và NASA muốn che giấu nó. 
 Dấu vết được cho là được khắc bởi một chủng tộc người ngoài hành tinh trên sao Hỏa. (Ảnh: UFO Sighting Daily)
Dấu vết được cho là được khắc bởi một chủng tộc người ngoài hành tinh trên sao Hỏa. (Ảnh: UFO Sighting Daily)
"Việc khắc lên các cấu trúc được một chủng tộc trên sao Hỏa thực hiện, giống như cách người Anh cổ chạm khắc trên phần sườn đồi ở Cerene Abbas, Dorset hay Long Man of Wilmington ở East Sussex", ông này phân tích.
Tuy nhiên Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ đã bác bỏ tuyên bố này, khẳng định kết luận của thợ săn UFO xuất phát từ Pareidolia, hiện tượng khiến chúng ta tưởng tượng ra các sự vật được hình thành từ những thứ không liên quan tới chúng. 
Lý giải về các cấu trúc này, NASA nhấn mạnh đó chỉ là các hố thiên thạch bị xói mòn bởi gió và nước theo thời gian. 
Song Hy (Nguồn: Daily Star/VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.