"Mái ấm biên cương" tiếp sức hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những ngôi nhà còn nồng mùi vữa do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh xây tặng hộ nghèo vùng biên viễn, nét vui vẫn còn hiện hữu trên khuôn mặt gia chủ. Những ngôi nhà mới này sẽ tiếp thêm động lực để họ bỏ lại quá khứ đói nghèo, mở ra một tương lai tươi sáng hơn.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ) hỗ trợ ngày công giúp gia đình bà Rơ Lan H'Phion sớm đưa ngôi nhà vào sử dụng. Ảnh: Thiên Di
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ) hỗ trợ ngày công giúp gia đình bà Rơ Lan H'Phion sớm đưa ngôi nhà vào sử dụng. Ảnh: Thiên Di

Đầu tháng 8 năm nay, gia đình bà Rơ Lan H'Phion (làng Tung, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) được Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh trao tặng ngôi nhà “Mái ấm biên cương”. Bà H'Phion hồ hởi kể: “Vì nghèo, mình không xây nổi nhà kiên cố. Nhờ BĐBP tỉnh quan tâm mà gia đình có ngôi nhà xây với 2 phòng ngủ và 1 phòng khách. Đến giờ, mình vẫn thấy đây giống như một giấc mơ”.

Ở làng Beng (xã Ia Chía, huyện Ia Grai), gia đình bà Rơ Mah Yơnh cũng rất phấn khởi khi được chuyển về ở trong nhà mới do Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh xây tặng. Anh Rơ Lan Heng (con rể bà Yơnh) cho hay: “Từ ngày BĐBP tỉnh bàn giao nhà đến nay, mẹ vợ tôi dành nhiều thời gian cho việc lau chùi, quét dọn. Còn hôm trời mưa, bà lau cả chục lần. Căn nhà rộng chừng 50 m2 nhưng chả có mấy hạt bụi. Chúng tôi biết cái bụng mẹ đang vui vì từ nhỏ đến giờ mới được ở trong ngôi nhà xây đẹp đẽ”.

Phía đối diện nhà bà Yơnh, trong “Mái ấm biên cương” vừa được bàn giao cho gia đình anh Rơ Lan Nhuyn cũng rộn tiếng nói cười. Tận dụng hôm trời mưa rảnh việc, mấy người dân trong làng đến chung vui nhà mới với gia đình anh Nhuyn. Anh Nhuyn bước nhanh khỏi đám đông, đi thẳng vào nhà, trải tấm chiếu mới tiếp chuyện khách đến thăm. Mưa lê thê khiến câu chuyện kể về gia cảnh trắc trở của người thanh niên ở huyện Đức Cơ qua Ia Grai lấy vợ thêm não nề. Chỉ tay vào chân trái sưng tấy, anh Nhuyn rủ rỉ: Cái số mình nó khổ nên chưa thoát khỏi diện hộ nghèo. Lấy vợ hơn 16 năm mà chỉ có 1 đứa con. Có 1 ha trồng điều nhưng đến mùa ra hoa toàn gặp thời tiết xấu, quả không đậu, thu hoạch chả đáng là bao. Mấy năm trước, hai vợ chồng vào miền Nam làm thuê, được mấy tháng, mình ngã từ xe hàng xuống, cái chân trái bị tật từ đó đến giờ, đi cà nhắc. Năm 2020 và 2021 thấy đỡ đỡ, vợ chồng tiếp tục vào làm thuê thì đại dịch Covid-19 ập đến, nơi nơi phong tỏa. Vợ được “Xe 0 đồng” chở về, còn mình ở lại bám trụ làm thêm. Thế nhưng, tiền thuê nhà, tiền thuốc chữa chân tốn kém mà thu nhập ít lại do dịch nên mình đành về Gia Lai. Mình đau ốm liên miên, cuộc sống gia đình phụ thuộc vào tiền làm thuê, mót mủ cao su của vợ. Thu nhập ngày càng thấp, nợ nần khắp nơi, mình đã thôi không dùng thuốc nữa, cắn răng chịu bệnh tật hành hạ. “Các anh ở Đồn Biên phòng Ia Chía thấy cảnh gia đình mình khó nên hay ghé thăm, động viên. Đợt rồi có chương trình xây dựng nhà “Mái ấm biên cương”, các anh ấy đề xuất cấp trên và hỗ trợ nhiều ngày công xây cho gia đình căn nhà này. Nhờ vậy mà gia đình mình không phải sống trong túp lều thưng bốn bề bằng tôn nữa. Hôm nhận bàn giao nhà, khi lên phát biểu, mình phấn khởi quá, vừa nói vừa khóc. Cũng không có tiền làm tân gia nên mấy nay, hôm nào không đi làm, nhiều người trong làng đến chung vui với gia đình”-anh Nhuyn bộc bạch.

  Gia đình bà Rơ Rơ Mah Yơnh chuyện trò với phóng viên về ngôi nhà Mái ấm Biên cương. Ảnh: Thiên Di
Gia đình bà Rơ Rơ Mah Yơnh chuyện trò với phóng viên về ngôi nhà Mái ấm Biên cương. Ảnh: Thiên Di



Trung tá Lê Hồng Tuấn-Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ia Chía-cho hay: “Năm nay, trên cơ sở đề xuất của Đồn, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chọn 2 hộ dân ở làng Beng xây dựng 2 “Mái ấm biên cương”. Kinh phí xây dựng mỗi ngôi nhà khoảng 91 triệu đồng; trong đó, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tài trợ 70 triệu đồng từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ và kêu gọi Mạnh Thường Quân ủng hộ, còn chúng tôi hỗ trợ số tiền còn lại cùng nhiều ngày công. Nhận được sự giúp đỡ của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, các hộ dân rất vui mừng và bày tỏ quyết tâm vươn lên thoát nghèo”.

Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Rơ Mah Tuân-Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh-thông tin: Những năm qua, lực lượng BĐBP tỉnh luôn chủ động, tích cực tham gia giúp người dân khu vực biên giới giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội bằng nhiều chương trình thiết thực, mang lại kết quả tích cực, góp phần xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh về mọi mặt, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Trong đó, việc triển khai chương trình xây dựng nhà “Mái ấm biên cương”, nhà “Đại đoàn kết”… đã giúp nhiều hộ dân có nhà ở kiên cố. Tính riêng năm 2022, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam xây dựng 10 căn nhà “Mái ấm biên cương”. Hiện các ngôi nhà đều đã được bàn giao cho người dân sử dụng.

“Ở khu vực biên giới hiện còn khoảng 1.700 hộ nghèo. Đây là điều mà Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh trăn trở. Thời gian tới, đơn vị sẽ tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả các phong trào, mô hình, chương trình giúp đỡ người dân biên giới như: “BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Nâng bước em tới trường”, “Con nuôi đồn Biên phòng”, “Bếp ăn tình thương”, “Mái ấm biên cương”… Mặt khác, chúng tôi cũng tiếp tục giáo dục, quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc tham gia thực hiện các phong trào, chương trình nói trên và kêu gọi Mạnh Thường Quân ủng hộ kinh phí”-Thượng tá Tuân cho biết thêm.

 

 THIÊN DI
 

 

Có thể bạn quan tâm

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Ngày 26-4, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2023 và kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024; triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030.
Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

(GLO)-

Ngày 26-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kông Chro phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.