Vụ xả lũ thủy điện An Khê-Ka Nak: Đừng để “Cốc mò cò xơi”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gia Lai điện tử tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc gửi về liên quan đến vụ việc Thủy điện An Khê- Ka Nak xả lũ trong cuối tháng 5 vừa qua, chúng tôi trích đăng như sau:
* Đề nghị Báo tham gia điều tra chuyện đền bù xả lũ cho nông dân huyện Kbang và kiến nghị với EVN không để người cố ý làm trái luật gây hậu quả nghiêm trọng mà vẫn làm lãnh đạo.
* Trong sự việc này, ngay từ đầu ông Võ Lũy- Trưởng Ban Quản lý Thủy điện 7 đã chạy tội với lý do “Không xả lũ mà chỉ xả 20 m3/s để chuẩn bị phát điện, không tham gia hiện trường và bận đi họp khi xảy ra sự cố trên… và chấp nhận bồi thường”. Sau đó Ban Quản lý dự án Thủy điện 7 đã trực tiếp tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành xác minh, thẩm định lại mức độ thiệt hại tài sản của người dân sau sự cố này. Kết thúc đợt thanh tra này, các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai xác định giá trị thiệt hại là 4,5 tỷ đồng.
* Xin ví dụ, một người dân muốn đốn ngã cây cũng phải lường trước vùng ảnh hưởng cây ngã, nếu có hậu quả thiệt hại thì cũng phải xin lỗi, đền bù, đó là văn hóa bình thường. Không thể chỉ nhận tội gây hậu quả nghiêm trọng rồi vẫn ung dung làm lãnh đạo. Người nông dân bị hại đang dài cổ chờ đền bù, thiếu vốn đầu tư sản xuất phải vay tiền trả lãi còn cá nhân của ông lãnh đạo Ban thì chạy tội và “chày cối” kéo dài chi trả bằng cách phủ nhận kết quả đoàn thanh tra kiểm tra liên ngành (trong đó có Ban Quản lý Thủy điện 7 tham gia), dân biết kêu ai bây giờ? Kính mong quý cấp can thiệp để người dân nhanh nhận tiền đền bù. Xin cảm ơn!
* Bài viết “Sông Ba một miền ký ức” của tác giả Ngọc Tấn hay quá! Rất mong nhà báo tiếp tục có thêm những bài viết khác giúp bà con ven sông Ba (thuộc huyện Kbang) được nhận tiền đền bù cho những mất mát, thiệt hại do sự vô trách nhiệm của Ban Quản lý Thủy điện 7 trong việc xả lũ tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng vừa qua.
* Ban Quản lý Thủy điện 7 trực thuộc EVN, được EVN giao quản lý công trình thủy điện An Khê-Ka Nak công suất 173 MW với số vốn đến khoảng 4.000 tỷ đồng. Được EVN phê duyệt, giải ngân và chính thức khởi công ngày 26-11-2005 và kế hoạch hoàn thành vào năm 2009. Dự án quy mô như vậy với khoảng thời gian triển khai 4 năm là bình thường để đưa vào phát điện, phát huy nguồn vốn hàng ngàn tỷ đồng, giảm áp lực thiếu điện của xã hội. Nhưng đến nay chậm 2 năm giá thành đội lên cao. Nhưng tất cả đều được đưa vào giá điện EVN rồi toàn dân phải trả. Và mới đây sau khi vô trách nhiệm xả lũ gây thiệt hại cho dân, EVN lại tiếp tục lấy tiền từ đấy ra để đền bù. Thật là chuyện “Cốc mò cò xơi”.
* Hiện nay ông Võ Lũy vừa làm Trưởng ban Quản lý Thủy điện 7 vừa làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thủy điện An Khê-Ka Nak, nghĩa là vừa quản lý cho nhà nước vừa kinh doanh cho mình, hoặc vừa đá bóng vừa thổi còi.
GLO

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.