Gia Lai: Thủy điện xả lũ, dân kêu ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vào đêm 24 và rạng sáng  25-5, hồ chứa Ka Nak thuộc thủy điện An Khê-Ka Nak xả lũ, cộng với mưa to trước đó đã làm cho nhiều gia súc, hoa màu trồng ven sông Ba của người dân ở xã Đông và xã Nghĩa An (huyện Kbang) bị thiệt hại nặng nề.
Ảnh: Đức Hải
Ảnh: Đức Hải
Có mặt tại thôn 7, xã Đông, lúc 7 giờ ngày 25-5, chúng tôi thấy dòng nước của sông Ba không khác gì dòng nước lũ thời đỉnh điểm cuối năm 2009. Theo người dân ở đây cho biết, đó là nước đã rút, lúc sáng sớm mức nước cao hơn nữa. Dọc hai bên bờ sông, cây cối, hoa màu đều bị dòng nước nhấn chìm, cuốn trôi. Nhiều diện tích đậu xanh chuẩn bị ra hoa của gia đình bà Ngô Thị Trang cũng bị nước vùi dập tơi tả. Bà Trang cho biết: Lúc 4 giờ tôi dậy là đã thấy nước lênh láng và phải lật đật dắt bò cột ở mé sông về; nước thì càng ngày càng lớn; đậu và ớt của mọi người ở bên bờ sông bị ngập trắng hết.
Còn khoảng 2 sào ớt của gia đình ông Tưởng Văn Long, ở thôn 4, xã Đông thì hơn một nửa diện tích đã bị nước cuốn rạp sát mặt đất. Nhìn đám ớt mà xót lòng, ông Long nói: Với diện tích ớt này, gia đình tôi đầu tư chăm sóc không phải ít, nhưng chỉ mới thu bói, nay đang đến kỳ rộ nhưng xem như đã mất trắng; vì cây ớt khi đang ra quả mà bị ngập nước sẽ bị long rễ dẫn đến chết cây; còn quả sẽ bị thối cuống và rụng. Với diện tích này năm ngoái gia đình ông Long thu được cả trăm triệu đồng.
Tại khu vực phía Tây sông Ba của xã Đông, đất bằng phẳng lại nằm sát bờ sông nên khi nước tràn về ngập như một biển nước. Có nhiều ruộng bắp lên cao hơn cả mét chuẩn bị trổ cờ cũng bị nước nhấn chìm, gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Cùng với hoa màu thì nước cũng đã cuốn trôi hàng chục máy hút cát và bơm nước dọc hai bên bờ sông. Theo số liệu tổng hợp ban đầu của xã Đông, nước lũ đã làm thiệt hại 25,5 ha cây trồng. Trong đó, chủ yếu là cây ớt đang vào thời kỳ thu hoạch rộ, khoảng 16 ha, còn lại là bắp 7 ha và đậu xanh 2,5 ha. Còn theo tổng hợp ban đầu của xã Nghĩa An (huyện Kbang) thì có gần 2 ha cây trồng bị thiệt hại; chủ yếu vẫn là cây ớt; 3 con bò bị chết và cuốn trôi; 2 xe máy, 1 xe ô tô, 6 chiếc thuyền và 6 máy bơm nước cũng bị nước cuốn. Ước tính tổng thiệt hại của hai địa phương này lên đến vài tỷ đồng.
Bà con nông dân cho biết: Chỉ có xả lũ thì nước mới lên nhanh như thế, vì cả đêm 24-5 hầu như không có mưa to. Nếu đơn vị quản lý hồ chứa Ka Nak xả lũ mà không có thông báo, không tính toán, gây thiệt hại hàng tỷ đồng của nông dân thì đề nghị ngành chức năng cần sớm kiểm tra, xác định nguyên nhân và có hướng giải quyết thỏa đáng cho những thiệt hại của người dân.
Đức Hải

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.