Cơm lam ngày Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày đầu năm mới, người ta dễ bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ Jrai gùi những ống cơm lam dẻo thơm phục vụ du khách vui xuân tại các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố Pleiku. Đối với nhiều người, được thưởng thức món ăn truyền thống này vào ngày Tết quả là điều thú vị.


Bắt đầu từ sáng Mùng 2 Tết, nhiều chiếc gùi đựng ống cơm lam xuất hiện trước cổng Công viên Đồng Xanh (xã An Phú, TP.Pleiku). Mỗi chiếc gùi đựng khoảng 20 đến 50 ống cơm lam. Không chào mời rộn rã như những quầy hàng khác, những người phụ nữ bán cơm lam ngồi nép mình bên chiếc gùi, bẽn lẽn nhìn dòng người vui xuân. Chính sự trầm lặng của họ đã thu hút sự chú ý đặc biệt của du khách vui xuân.
 

Chị Hmen (làng Bren- xã Biển Hồ-Tp.Pleiku) vui vẻ bán cơm lam phục vụ khách vui xuân. Ảnh: Trần Dung
Chị Hmen (làng Bren, xã Biển Hồ, TP.Pleiku) vui vẻ bán cơm lam phục vụ khách vui xuân. Ảnh: Trần Dung

“Làng mình có khoảng 7 đến 10 người làm món cơm lam để bán cho mọi người trong những ngày Tết. Mặc dù hiện nay có nhiều món ăn đặc sắc cho các ngày lễ, Tết nhưng mình vẫn nghĩ cơm lam vẫn là một món ăn truyền thống, mang những nét đặc trưng riêng của người Jrai nên mọi người gần xa đến vui xuân vẫn sẽ thích thưởng thức món ăn này”-Chị Hmen (làng Bren, xã Biển Hồ, TP.Pleiku) vừa nhanh tay xếp gọn những ống cơm lam vừa vui vẻ chia sẻ. Để có được những ống cơm lam dẻo thơm phục vụ người dân trong những ngày Tết thì bắt đầu từ ngày mùng 1 Tết, chị Hmen đã phải lên rừng để chọn những cây lồ ô tươi, non, có lớp màng mỏng bên trong chặt đem về. 4 giờ sáng ngày hôm sau, chị và người nhà đã bắt đầu dậy đốt than hồng nướng cơm lam.

Muốn cơm lam ngon thì ngoài việc chọn ống lồ ô non, chị Hmen còn chọn gạo nếp dẻo thơm do chính nhà mình trồng. Sau khi ngâm gạo, chị vo sạch và cho gạo vào ống lồ ô. Bình quân mỗi ống lồ ô làm cơm lam dài khoảng 50-60 cm. Một mắt ống cắt đi, một mắt còn lại để nguyên. Khi cho gạo và nước vào thì không rơi vãi ra ngoài. “Sau khi bỏ gạo phải đổ nước vào ống lồ ô ngâm trực tiếp, dùng lá dứa thơm nút ống lại. Khoảng 30 phút sau mang ống cơm lam ra đốt trên bếp lửa rực hồng than củi. Lúc đốt cơm lam phải điều chỉnh ngọn lửa cho đều và xoay lật ống lồ ô luôn tay, để không làm ống bị cháy, cho hạt gạo chín đều, dẻo, thơm ngon”-chị Hmen cho biết.

 

Những người phụ nữ bán cơm lam ngồi nép mình bên chiếc gùi, bẽn lẽn nhìn dòng người vui xuân. Ảnh: Trần Dung
Những người phụ nữ bán cơm lam ngồi nép mình bên chiếc gùi, bẽn lẽn nhìn dòng người vui xuân. Ảnh: Trần Dung

Sau khi hoàn thành những ống cơm lam, 7 giờ sáng ngày hôm sau, chị cùng một số phụ nữ trong làng gùi đi bán. Mỗi ống cơm lam được các chị bán với giá từ 10 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng tùy theo độ to nhỏ của ống. Dù các chị không rao bán hay chào hàng rộn rã nhưng du khách vui xuân vẫn bị sự hấp dẫn của những ống cơm lam thu hút, mời gọi.

Chị Nguyễn Hạnh Nguyên (xã Hà Đông, huyện Đak Đoa) mua 5 ống cơm lam để cho gia đình mình thưởng thức trong ngày du xuân đầu tiên. Chị chia sẻ: “Vì nhà ở xa nên gia đình mình lên Pleiku chơi xuân khoảng 2 ngày mới về. Bắt gặp món cơm lam khá lạ miệng nên mình mua để mọi người trong nhà ăn trong bữa trưa hôm nay. Vừa tiết kiệm lại vừa được trải nghiệm món ăn truyền thống này”.

Còn với anh Ksor Rieh (làng Anh, xã Ia Bang, huyện Chư Prông) thì: “Cũng đã lâu lắm rồi nhà mình hông làm món cơm lam nên giờ bắt gặp ở đây khiến mình rất thèm. Được thưởng thức món ăn của dân tộc mình trong không khí lễ hội như thế này thật là ý nghĩa”.

 

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

(GLO)- Phát huy lợi thế là trung tâm vùng kinh tế phía Đông Nam tỉnh, sau hơn 11 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, thị xã Ayun Pa đã từng bước khai thác tiềm năng và nội lực, đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

(GLO)- Năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Ia Grai. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự điều hành của UBND huyện, kinh tế-xã hội huyện vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tích cực.
Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

(GLO)- Sau 30 năm thành lập, huyện Kông Chro đã có sự phát triển mạnh mẽ, đầy hứa hẹn. Bộ mặt đô thị và nông thôn đang đổi mới từng ngày, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

(GLO)- Sau 15 năm thành lập, kinh tế-xã hội của huyện Đak Pơ có bước phát triển vượt bậc. Đời sống người dân ngày một cải thiện. Có được kết quả này là nhờ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo động lực giúp vùng đất thuần nông Đak Pơ phát triển mạnh mẽ.
Đất nước của những triệu phú

Đất nước của những triệu phú

(GLO)- Công quốc Monaco nằm ở một eo biển nhỏ phía Nam nước Pháp, bên bờ biển Côte dAzur, nước Pháp bao quanh 3 mặt, mặt còn lại giáp biển Địa Trung Hải. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 2,02 km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới (chỉ sau Vatican), dân số 38.000 người-nằm trong top 10 quốc gia có dân số ít nhất thế giới. Tuy nhỏ về diện tích và ít về dân số nhưng quốc gia này có đến 1/3 dân số là triệu phú và rất nhiều tỷ phú, không có người nghèo, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới. Do vậy, Monaco được mệnh danh là đất nước của những triệu phú đô la.
Xã luận: Xuân khát vọng

Xã luận: Xuân khát vọng

(GLO)- Chúng ta quyến luyến chia tay năm Mậu Tuất, bước sang Xuân mới Kỷ Hợi 2019. Với Gia Lai, năm Mậu Tuất 2018 ghi dấu ấn đặc biệt trên nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, khát vọng vươn lên chinh phục những tầm cao mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Những ngày ở Nhật

Những ngày ở Nhật

(GLO)- Trong tâm thức của người Việt hàng thế kỷ nay, Nhật là dân tộc có nhiều điều đáng học. Tư tưởng duy tân từ cụ Phan Chu Trinh và kế tiếp là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu in đậm sử sách, ăn sâu tư duy thế hệ chúng tôi. Vì vậy, được đến nước Nhật, tận thấy cuộc sống của người Nhật từ lâu là ước muốn của nhiều người.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

(GLO)- Năm qua, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã liên tục đi kiểm tra, thị sát cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình, giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ. Qua đó đã tăng cường sức mạnh đoàn kết, đẩy nhanh phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
Xuân về trên núi

Xuân về trên núi

(GLO)- Ở xứ cao nguyên này, mưa thì dằng dặc, triền miên, nắng thì hoang hoải, kiệt cùng. Những khoảnh khắc xuân-hạ-thu-đông dường như chỉ đỏng đảnh ghé qua chớp nhoáng trong một thời khắc nào đó, mà nếu hững hờ, sẽ khó lòng mà nhận ra.
Thưởng trà và sống chậm

Thưởng trà và sống chậm

(GLO)- Yêu thích nghệ thuật trà đạo và triết lý Phật giáo, anh Võ Thanh Hưng đã quyết tâm xây dựng một không gian thưởng thức trà đúng chất xưa. Nét xưa ấy thể hiện ngay từ cái tên Hồn Gỗ của quán cho đến cách mà anh ngồi đối ẩm cùng những người trót mê đắm hậu vị ngọt mát của các loại trà Việt.