Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3 miền Bắc-Trung-Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo quan niệm của người Việt, 3 vị Táo quân định đoạt phước đức cho gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, các gia đình lại chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa ông Công ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3 miền có sự khác nhau.

Mâm cỗ cúng ông Táo thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với các vị Táo quân, vào những ngày này, dù bận rộn tới mấy, người dân 3 miền đều có sự chuẩn bị chu đáo riêng của mình. Ngày nay, dù đã có sự giao thoa, tuy nhiên, mâm cỗ cúng ông Táo 3 miền vẫn có những nét khác nhau cơ bản.

Mâm cúng ông Công ông Táo ở miền Nam

 

Mâm cỗ cúng ông Táo của người miền Nam không thể thiếu những món này.
Mâm cỗ cúng ông Táo của người miền Nam không thể thiếu những món này.

Do có sự giao thoa văn hóa nên mâm cúng của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những món chủ đạo như: Nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc... người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.

“Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không làm có khung tre cầu kỳ kiểu miền Bắc. Tết Táo quân trong Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ. Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản.

Mâm cúng ông Táo ở miền Trung

 

Người miền Trung cũng cúng ông Công ông Táo nhưng phong tục lại khác so với người miền Bắc. Vào tối 30, mùng 1 và ngày rằm, gia chủ đều dâng hoa quả hay thắp nén nhang trên bàn thờ, còn ngày thường thì phải thắp đèn dầu trong bếp, người phụ nữ trong nhà có trách nhiệm giữ sạch sẽ và yên tĩnh nơi bếp núc.

Người miền Trung thường làm lễ tiễn Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể. Việc đầu tiên là phải thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ.

Sau khi cúng xong, tượng 3 Táo quân cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đó, họ sẽ rước tượng 3 Táo quân mới lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo.

Người dân Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay sân đình trong sáng 23. Lễ cúng chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng mồng 1 Tết an vị ông Táo mới. Điều đặc biệt là người Huế khi cúng lễ gì trong nhà cũng khấn vái để mời Thần Bếp về chứng giám.

Mâm cúng ông Táo ở miền Bắc

 

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3 miền có sự khác biệt rõ nét, tùy vào phong tục tập quán từng vùng miền.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3 miền có sự khác biệt rõ nét, tùy vào phong tục tập quán từng vùng miền.

Người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo khá sớm. Thông thường, các gia đình đã chuẩn bị làm lễ từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, bởi họ quan niệm rằng sau giờ đó, ông Công ông Táo đã về chầu trời.

Ngày nay, lễ vật cúng ông Công ông Táo ngoài vàng mã, cá chép, nhiều nơi cúng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo quân lên Trời tâu bày cho ngọt giọng.

Táo quân được thờ trên bàn thờ riêng cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó thờ bộ mũ, hia. Sau khi cúng bái, đốt vàng mã, người ta cũng thay ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao và thay bộ mới vào bếp, thay bộ mũ trên bàn thờ.

Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo quân nên các gia đình cũng bao sái các bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương, ban thờ sạch sẽ để chuẩn bị đón năm mới.

Thời nay, các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như bánh chưng, giò, nem đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn. Cứ thế, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong.

Phương Vy/nguoiduatin

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như