Xông đất đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xông nhà, xông đất, giẫm đất... là các cách gọi khác nhau về một phong tục đẹp của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Mỗi địa phương một quan niệm khác nhau về tục xông đất đầu năm. Gia Lai là nơi tập trung cư dân của nhiều vùng miền, vì thế tục xông đất cũng mang nhiều sắc thái của nhiều vùng miền,  hợp lại tạo nên nét văn hóa riêng có của vùng đất cao nguyên này.

Người Gia Lai sống chân thành, giao hòa với thiên nhiên nên quan niệm về xông đất đầu năm cũng khá đơn giản. Với nghề làm nương rẫy, bốn mùa sống với đại ngàn cây xanh, mùa màng bội thu hay thất bát đều dựa vào thời tiết nên đại đa số người dân Gia Lai vẫn theo quan niệm “tùy duyên”, cứ ai đến nhà mình đầu tiên sau giao thừa là người xông đất và hợp với gia chủ hay không, hên xui trong năm ấy là cơ duyên trời định. Nhà ai gặp được người đến xông đất đầu năm có tính tình xởi lởi, bản tính lương thiện, đạo đức tốt thì coi như là gặp may, năm ấy mang nhiều niềm vui và hy vọng cho một sự bình an, suôn sẻ cho gia đình. Còn như không đạt được điều đó thì cũng chấp nhận, nhưng trong lòng mỗi người, ai ai cũng mong điều tốt đẹp sẽ đến. Đặc biệt, khi có một đứa trẻ con (không kể trai hay gái) lanh lợi, hoạt bát đến xông nhà thì coi như là may mắn vì tâm hồn vốn trong sáng, lương thiện hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

 

                                                                                 Ảnh minh họa

Trên thực tế, vẫn có nhiều người, nhiều nhà thường dành chút thời gian để tìm hiểu xem năm nay, tuổi nào xông đất nhà mình thì hợp cung, hợp mạng, đem lại bình an, đem nhiều tài lộc đến cho gia đình. Người thì xem thầy chùa, thầy bói về “tam hợp”, “tứ hành xung”; người lại lên mạng tra Google xem tử vi khoa học. Sau đó phải chọn người, hẹn giờ mời người đó đến xông nhà. Dù cách này, cách khác, quan niệm nào về tục xông đất, tính toán hay tùy duyên thì năm mới cũng về với tất cả mọi người, Xuân cũng gieo niềm vui hân hoan trong những màn pháo hoa rực rỡ. Tôi bất chợt nhớ đến ngày ở tập thể nhà trường, hồi ấy giáo viên xa nhà ở trực tết cùng với thanh niên, đoàn viên trong xã. Giao thừa khi đó không có pháo hoa nhưng lại có nhiều hơn những tràng pháo tay rộn ràng khi chung nhau những ly rượu nút lá chuối ủ men xuân ngây ngất. Sau những lời chúc nhau, cả đoàn kéo đi gõ cửa từng nhà để chúc Xuân. Việc cả đoàn xông đất đầu năm như vậy tạo một luồng không khí thật rộn ràng và có phần mới mẻ đối với dân làng. Những câu chúc đầu năm mới, những tiếng cười nói rôm rả đã khiến cho không khí thật tươi vui, náo nức. Ai kiêng cữ tuổi tác, ai kiêng cữ vía nặng vía nhẹ, ai chọn người xông đất đầu năm, ai chờ trời ban phước lành cho tuổi mới cũng đều cảm thấy vui lây với sức trẻ của đoàn thanh niên đi xông đất lúc giao thừa này.

Nhiều năm nay gia đình tôi lại quen một nếp mới. Khu phố tôi ở, cứ tối Giao thừa, nhà nhà, người người dắt nhau ra Quảng trường Đại Đoàn Kết xem văn nghệ, chờ xem bắn pháo hoa. Sau đó, mọi người tản về các ngôi chùa để thắp hương cầu nguyện, rút xăm xem vận hạn của mình và gia đình, hái lộc chùa và trở về xông đất cho nhà mình. Với gia đình tôi, thường thì các con được nhận nhiệm vụ này. Nhìn các con hăng hái mở cổng, rồi mở cửa, bước những bước đầu vào nhà với nụ cười rạng rỡ và câu chúc: “Chúc bố mẹ một năm mới dồi dào sức khỏe”, lòng tôi lại reo ngân những niềm vui. Sau lời chúc của các con, tôi và chồng thay nhau lì xì bọn trẻ và cũng bày tỏ niềm mong ước một năm mới thật nhiều niềm vui đến với gia đình mình.

Thuận Ánh

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như