Đầu năm đi lễ chùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi Tết đến, Xuân về, lễ chùa là một hoạt động không thể thiếu của người dân Việt. Không chỉ để cầu an, cầu lộc, giải hạn mà lễ chùa đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của dân tộc.

Theo tìm hiểu của P.V, nhiều năm trở lại đây, người dân trong tỉnh, nhất là TP. Pleiku thường có thói quen đi lễ chùa đầu năm để cầu phúc, cầu an, cầu lộc. Tại các chùa Minh Thành (đường Nguyễn Viết Xuân, TP. Pleiku), chùa Bửu Thắng (đường Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku), chùa Bửu Minh (thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah)… từ 5 giờ chiều 29 tháng Chạp sẽ bắt đầu mở cửa để đón khách du Xuân.

Chùa Minh Thành vào lúc 19 giờ ngày 29 tháng Chạp sẽ cúng cầu an. Mùng 1 Tết, chùa lì xì mừng tuổi cho các phật tử đến chùa lễ Phật. Mùng 3 Tết, chùa tiếp tục cúng cầu lộc, giải hạn đầu năm để phù hộ cho chúng sinh tài lộc, một năm mới nhiều may mắn.

Tương tự ở chùa Bửu Minh, trước thời điểm giao thừa, nhiều gia đình đến làm lễ và đăng ký dâng sớ giải hạn cho cả gia đình.  Bà Nguyễn Thị Sơn (phường Thống Nhất, TP. Pleiku), cho biết: 6 năm rồi, do nhà ở xa chùa nên tôi phải đến làm lễ tạ trước giao thừa. Đầu năm mới, tôi cầu xin cho cả gia đình mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn.

Thượng tọa Thích Giác Tâm-Trụ trì chùa Bửu Minh, cho biết: “Trước Tết gần nửa tháng, nhà chùa lúc nào cũng có người đến làm lễ tạ năm cũ và đăng ký giải hạn. Cũng như các năm trước, 10 giờ đêm là nhà chùa làm lễ cúng giao thừa, cầu cho quốc thái dân an. Người Việt thường cúng giao thừa đúng 12 giờ đêm, nhưng ở chùa, giao thừa vào lúc 11 giờ, vì đây là giao giữa giờ Hợi và giờ Tý. Các phật tử đến lễ rất đông, kể cả sau giao thừa cũng có đông người đến chùa cầu bình an”.

Theo nhiều phật tử, đi lễ chùa đầu năm còn hướng con người nghĩ đến cái tâm tốt lành, hướng thiện. Và nói như chị Nguyễn Thị Long-phật tử chùa Bửu Nghiêm thì: “Trước đây, người dân thường đi chùa từ mùng 1 đến 6 Tết Âm lịch, nhưng hiện nay việc đi lễ chùa ngày Tết để giải hạn đầu năm, tôi thấy kéo dài đến hết rằm tháng Giêng. Tháng Giêng đối với người Việt là tháng thiêng liêng nhất-”Đi lễ cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, bởi ông bà muốn nhắc nhở việc đi chùa cầu bình an, giải hạn đầu năm là rất cần thiết.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như