Ngày Xuân thưởng thức bánh tét ba nhưn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không biết bánh tét có mặt ở miền Nam từ bao giờ, nhưng có người cho rằng nó là “phó sản” của bánh chưng ngoài Bắc.

Từ đó, bánh tét lúc nào cũng vinh dự có mặt trong các đám tiệc long trọng, đám giỗ, nhất là trong những ngày Tết Nguyên đán của đồng bào từ miền Trung vào tận trong Nam. Đó là những đòn bánh tét đơn giản với nếp bao quanh nhưn mỡ hành đậu xanh, bọc trong lớp lá chuối được nấu nhiều tiếng đồng hồ. Rồi có loại bánh tét nhưn chuối dành cho những người ăn chay. Thời gian sau, ở Cần Thơ xuất hiện bánh tét lá cẩm, được làm chính yếu bằng nếp nhuộm nước cốt lá cẩm, với nhưn thịt nạc, thịt mỡ, lòng đỏ hột vịt muối cùng đậu xanh cà. Bánh tét lá cẩm (còn gọi thập cẩm) trở thành đặc sản của Cần Thơ từ hàng chục năm qua.

 

Bánh tét ba nhưn (đậu, mỡ, chuối).
Bánh tét ba nhưn (đậu, mỡ, chuối).

Cũng có mặt khá lâu và trở thành thương hiệu “lẫy lừng” là bánh tét Trà Cuôn (xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh). Và chợ Trà Cuôn đã hình thành một “làng” bánh tét “hoành tráng” dài hai bên quốc lộ 53, thu hút nhiều khách gần xa đến mua về nhà thưởng thức và làm quà cho người thân.

Cũng không biết từ bao giờ, ở các xã Hựu Thành, Vĩnh Xuân thuộc huyện Trà Ôn và xã Nhơn Nghĩa thuộc huyện Vũng Liêm lân cận (tất cả cùng thuộc tỉnh Vĩnh Long) đều có mặt loại bánh tét độc đáo, không “đụng hàng” với bất kỳ loại bánh tét nào đã kể ở trên. Đó là bánh tét ba nhưn (đậu, mỡ, chuối).

Để có những đòn bánh tét đặc trưng của các địa phương nầy, người dân nơi đây chọn loại nếp thật ngon và dẻo, vo, gút sạch, để ráo, ướp muối đường xào với nước cốt dừa có pha mỡ hành cho đậm đà khẩu vị. Họ lựa những chiếc lá chuối lành lặn phơi heo héo, rửa sạch, lau khô. Đậu xanh cà ngâm nở mềm, đãi sạch vỏ. Mỡ heo cắt từng sợi vuông dài theo chiều dài đòn bánh sẽ gói. Rồi chuối xiêm chín tới, lột bỏ vỏ, cắt đôi bề dọc, ướp muối đường cho thấm. Tất cả đã sẵn sàng.

 

Bánh mới “ra lò” nóng hổi, “tét” từng khoanh thưởng thức sẽ cảm nhận nhiều tầng vị giác hấp dẫn.
Bánh mới “ra lò” nóng hổi, “tét” từng khoanh thưởng thức sẽ cảm nhận nhiều tầng vị giác hấp dẫn.

Lá chuối xé từng miếng vừa gói, lau dầu cho bóng cho trơn, để khi bánh chín nếp không dính vào lá. Trải nếp lên mặt lá chuối rồi đặt một nửa trái chuối xiêm, sau đó trải lớp đậu xanh, tiếp theo đặt sợi mỡ heo. Kế tiếp, thực hiện ngược lại công đoạn vừa nêu. Sau cùng gói gọn chiếc bánh thành một đòn dài, cột lại bằng dây lát hoặc dây ni lông. Bánh tét ba nhưn cũng được nấu như các loại bánh tét cùng “họ” nêu trên. Khi chín, bánh cho hương vị đặc biệt rất thú vị: Nếp chín dẻo quẹo chân răng, mằn mặn vị muối hột chưa kịp tan trên mặt lưỡi thì chất mỡ mềm chảy, lan tỏa khắp chân răng. Vị béo bùi của đậu xanh cà và vị ngọt đặc trưng của chuối xiêm chín hòa quyện khắp khẩu cái, khiến người ăn tận hưởng nhiều khoái cảm đặc biệt.

Vì là đặc sản của địa phương, nên những ai muốn thưởng thức loại bánh tét nầy phải thân hành đến các xã nói trên mới có mà thưởng thức. Nhưng ngon nhất là vào những ngày xuân về Tết đến. Bánh mới “ra lò” nóng hổi, “tét” từng khoanh thưởng thức sẽ cảm nhận nhiều tầng vị giác hấp dẫn.

Hà Phương (st)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như