Món ngon ngày Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tết đến, xuân về là dịp cả nhà sum họp, bữa ăn gia đình vì thế cũng cầu kỳ hơn với vô số món ngon đậm đà hương vị. Thế nhưng những món ăn truyền thống trong ngày Tết như bánh chưng, chả ram, giò heo... rất giàu chất béo khiến dạ dày thường bị quá tải, tạo cảm giác khó chịu. Để có đủ sức khỏe tận hưởng một cái Tết trọn vẹn thì những món ăn ngon, bổ dưỡng và giải được vị ngấy là lựa chọn khôn ngoan.

“Cà ri cá là món ăn còn khá mới mẻ với khẩu vị nhiều người Việt. Đây là một món ăn rất bổ dưỡng, tốt cho tiêu hóa và rất hợp để dùng trong những ngày Tết. Cà ri cá với vị chua thanh, cay nhẹ, có tác dụng giảm vị ngấy của những món ăn nhiều dầu mỡ”-ông Quỳnh Hội-chủ quán Nhà Tôi chia sẻ. Là người thường xuyên tìm kiếm và chế biến nhiều món ăn của các nước Đông Nam Á sao cho phù hợp khẩu vị người Việt, ông Quỳnh Hội đã chọn món cà ri cá lăng của Thái Lan để biến tấu thành hương vị thuần Việt. Vào bếp với những nguyên liệu khá đơn giản và chút ít thời gian, món cà ri cá lăng được hoàn thành một cách ấn tượng.

 

Món chả giò bắc thảo thơm ngon, lạ miệng. Ảnh: N.G
Món chả giò bắc thảo thơm ngon, lạ miệng. Ảnh: N.G

Theo ông Hội, món ăn này có nguyên liệu chính là cá lăng (có thể thay thế cá lăng bằng cá điêu hồng, rô đồng…). La-gim ăn kèm gồm cà rốt, súp lơ trắng và kim chi cải thảo (có thể thay thế bằng dưa cải hoặc măng chua). Gia vị chủ đạo là sốt cà ri Thái Lan, loại gia vị này không có dầu mỡ nên rất hợp khi dùng nấu những món ăn giải vị ngấy. Cà ri Thái Lan cay nồng, dậy hương nên giải quyết được hoàn toàn mùi tanh của các loại cá. Khi nấu chỉ cần dùng một lượng vừa phải.

Cá lăng làm sạch, cắt thành miếng như hộp diêm cho vào chảo với ít dầu ăn đảo đều. Để miếng cá hơi săn lại, cho nước vừa đủ vào đun sôi. Sau ít phút thì cho cà rốt và súp lơ trắng đã cắt lát và kim chi cải thảo vào, cà ri Thái Lan cũng được nêm nếm ở bước này để các loại la gim và cá có đủ thời gian ngấm vị. Khi cà rốt và súp lơ trắng vừa chín tới cũng là lúc món ăn hoàn thành. Món ăn này đặc biệt không sử dụng các loại rau thơm để hương vị thơm đặc trưng của cà ri Thái Lan được giữ nguyên vẹn.

Thưởng thức món cà ri cá ăn kèm bún và bánh mì thì quả là tuyệt chiêu. Cá lăng giữ được hương đặc trưng, cà rốt, súp lơ trắng giòn, ngọt cùng với vị thơm nồng, cay nhẹ của cà ri Thái và vị chua thanh của kim chi sẽ kích thích vị giác và làm dạ dày vốn bội thực dầu mỡ trong ngày tết hài lòng. Thêm vào đó khi món ăn này được bày biện trong niêu đất, giữ nóng bằng lò than sẽ làm cho bữa ăn gia đình trong những ngày tết se lạnh thêm phần ấm cúng.

Còn những ai là tín đồ của món chả giò, món ăn truyền thống của ngày Tết cổ truyền thì chắc chắn sẽ hài lòng với món chả giò bắc thảo. Đây là một món ăn phá cách với trứng bắc thảo, hạt sen và cà rốt do đầu bếp Vương Vũ (hiện làm việc tại Công ty cổ phần Gia Lai CTC) giới thiệu. Anh Vũ cho biết: “Với cách biến tấu này, món chả giò truyền thống được tăng thêm nguồn dinh dưỡng, tốt cho dạ dày và có thể ăn thỏa thích mà không lo bị ngấy”.

Thịt xay dùng làm chả giò được trải ra trên lá chuối, trứng bắc thảo, cà rốt cắt dọc làm bốn bỏ đều ở giữa theo chiều dọc, sau đó rải đều hạt sen lên. Cuốn chặt tay cây chả giò rồi cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 20 phút. Chả giò bắc thảo giữ được hương thơm đặc trưng của trứng bắc thảo, vị ngọt bùi của hạt sen, cà rốt hòa quyện với vị béo ngậy của chả giò tạo một cảm giác rất lạ miệng và không bị ngấy.

Ngoài ra, món chả giò bắc thảo còn có thể chiều lòng những thực khách thích món ăn có độ giòn tan trong miệng khi lăn qua bột xù, chiên giòn. Những sự biến tấu này sẽ giúp các tín đồ của món chả giò thưởng thức món ăn này theo nhiều cách lạ lẫm, ngon miệng. Những ngày Tết nhờ đó cũng thêm phần đậm đà hương vị.

Bảo Lam

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như