Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu xem giao thừa là khoảnh khắc bắt đầu một năm mới thì ta cũng có thể xem đó là sự kết thúc của một năm cũ. Cho nên giao thừa có nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Cũng vì ý nghĩa đó để hoàn thành việc bàn giao để lại những cái cũ ta có lễ trừ tịch.
 

Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ chuẩn bị bước qua năm mới. Với ý nghĩa để lại những cái cũ, những cái xui và bắt đầu một năm mới thì ta làm lễ trừ tịch.

Lễ trừ tịch còn có ý để “trừ khử ma quỷ” đó cũng là ý nghĩa của từ “trừ tịch“. Vì thời điểm trừ khử vận xui và đón mừng những điều mới xảy ra ngay vào lúc giao thừa nên còn được gọi là lễ giao thừa.

Theo dân gian lưu truyền thì mỗi một năm đều có một ông (thần) coi khiển việc nhân gian, hết năm thì ông này bàn giao lại cho ông kia cho nên ta sẽ cúng để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Lễ trừ tịch (lễ giao thừa) được tiến hành cúng ở ngoài trời vì người xưa hình dung trong lúc cựu vương hành khiển bàn giao trách nhiệm trông coi việc nhân gian cho tân vương luôn có quân đi, quân về trong không trung tấp nập. Do đó việc cúng ngoài trời sẽ giúp “lễ trừ khử tà ma” linh thiêng hơn.

 

Giây phút cúng giao thừa của các gia đình với hoa quả, xôi gà, bánh trái sẽ được thực hiện ngoài trời, với lòng thành khẩn tiễn người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới cai quản nhân gian trong năm mới.

Cũng vì ý nghĩa việc bàn giao của nhà trời diễn ra trong khẩn trương nên các vị không thế khề khà măm bát trong nhà được và vì thế sẽ không thể chứng giám lòng thành khẩn của gia chủ.

Mâm cúng tiêu biểu

- Gà trống tơ luộc
- Bánh chưng
- Xôi (gấc).
- Trái cây (chuối, quít…)
- Đèn nến
- Vàng mã (ra tiệm vàng mã hỏi cúng trừ tịch hay cúng giao thừa)
- Trầu cau
- Rượu/trà (Rượu trước sau đến trà)
- Một chiếc mũ chuồn mua của hàng mã, chính là mũ để cúng tế vị thần.
- Nhang đèn.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như