Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI (mở rộng): Cho ý kiến 5 dự thảo nghị quyết và chương trình hành động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, chiều 30-9, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI (mở rộng) đã bế mạc. Trước đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với 4 dự thảo nghị quyết, 1 chương trình hành động của Tỉnh ủy và một số nội dung thuộc thẩm quyền.



Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy.

Nhiều ý kiến tâm huyết

Hội nghị đã thông qua Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy xin ý kiến đối với 4 dự thảo nghị quyết và 1 chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI gồm: Nghị quyết về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực của tỉnh Gia Lai đến năm 2030; Nghị quyết về đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch đến năm 2030; Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030; Chương trình hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

  Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Quang Tấn
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Quang Tấn


Căn cứ Nghị quyết Đại hội và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thảo luận, phân công các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, khảo sát thực tế; dự thảo các nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Sau khi lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan và xem xét, thảo luận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến.

Tại hội nghị, Thường trực Tỉnh ủy đề nghị đại biểu tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đề ra những giải pháp mang tính khả thi cao để hoàn thiện và sớm ban hành các nghị quyết, chương trình hành động. Từ đó, làm cơ sở để tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025).

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tấn Thi
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tấn Thi


Đa số đại biểu đều cho rằng cần ban hành các nghị quyết, chương trình hành động và đánh giá cao quy trình chuẩn bị công phu, chặt chẽ đối với dự thảo. Tham gia góp ý dự thảo Nghị quyết về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực của tỉnh Gia Lai đến năm 2030, Bí thư Huyện ủy Đức Cơ Phan Quang Thái nhìn nhận: Kết cấu hạ tầng được chia thành 2 loại là kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội. Vì vậy, chúng ta nên xem xét lại là đang hướng đến phát triển loại kết cấu nào để từ đó xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ. Đồng thời, bổ sung thêm nội dung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị ở các vùng kinh tế động lực để tạo đà phát triển cho các địa phương khác; ban hành quy chế phối hợp giữa các vùng kinh tế động lực để kết nối, hỗ trợ lẫn nhau.

Ngoài ra, Bí thư Huyện ủy Đức Cơ cũng đề nghị bổ sung thêm vào Nghị quyết về đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch đến năm 2030 các giải pháp liên quan đến việc thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; kêu gọi đầu tư vào khâu tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, sàn giao dịch thương mại, trong đó ưu tiên thu hút các nhà đầu tư lớn và có uy tín…

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh-cho rằng: Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 khi được ban hành sẽ tạo ra sự phát triển đột phá trên nhiều lĩnh vực. “Theo tôi, tỉnh cần quan tâm thực hiện chuyển đổi số trong khu vực nông nghiệp-nông dân-nông thôn để tạo nên sự phát triển bền vững. Bởi lẽ, 70% dân số của tỉnh là nông dân. Về các nhóm giải pháp ưu tiên, tỉnh nên chọn ra ít nhất 1 doanh nghiệp tiên phong trở thành “doanh nghiệp số” trên các lĩnh vực; đồng thời chú trọng thực hiện chuyển đổi số ở những lĩnh vực mà địa phương có tiềm năng, thế mạnh”-PGS-TS. Nguyễn Danh đề xuất.

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tấn Thi
Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tấn Thi


Liên quan đến các chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo, y tế trong Chương trình hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh trăn trở: Về chỉ tiêu tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đề ra đến năm 2025 ở bậc mầm non và tiểu học, tôi hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên, ở bậc THCS phải đạt 95% và THPT đạt 60% là tương đối cao và khó thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh mới đạt 85,5% ở bậc THCS, còn bậc THPT chỉ 34,7%. Ngoài ra, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98% vào năm 2025 cũng rất khó. Bởi lẽ, vừa qua, dưới tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ, số lượng người tham gia bảo hiểm y tế trên toàn tỉnh giảm mạnh từ 82% xuống còn khoảng 60%. Để thực hiện các chỉ tiêu này, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, tỉnh cần bổ sung thêm giải pháp về chế độ hỗ trợ cho học sinh bán trú và hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng người dân tộc thiểu số.

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh tham gia góp ý dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy. Ảnh: Tấn Thi
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh tham gia góp ý dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy. Ảnh: Tấn Thi


Tiếp tục góp ý hoàn thiện các dự thảo

Bên cạnh những ý kiến đóng góp tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đề nghị các đại biểu phát huy trí tuệ và trách nhiệm, tiếp tục góp ý để hoàn chỉnh các dự thảo nghị quyết, chương trình hành động. Trước băn khoăn của một số đại biểu về nội dung cụ thể trong các nghị quyết, Chủ tịch UBND tỉnh phân tích: Nghị quyết chỉ là định hướng, chủ trương. Sau khi được ban hành, trên tinh thần nghị quyết, các sở, ngành, địa phương sẽ cụ thể hóa bằng các chương trình, đề án, kế hoạch trong giai đoạn 5 năm, 10 năm để tổ chức triển khai thực hiện.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn cho rằng, các đại biểu cần lưu tâm góp ý cho dự thảo Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vì đây là vấn đề mới, khó, mang tính kỹ thuật và chuyên môn cao. Về một số ý kiến của các đại biểu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy lưu ý: “Thời gian qua, đâu đó chúng ta vẫn chạy theo bệnh thành tích. Điển hình như việc đánh giá, công nhận xã nông thôn mới có nơi vẫn chưa thực chất. Chúng ta phải làm sao cho đúng với mục tiêu của chương trình đề ra là thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân”.

Dịch bệnh làm tắt nghẽn lưu thông dẫn đến nông sản khó tiêu thụ, giá giảm sâu. Ảnh: Quang Tấn
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giá nhiều mặt hàng nông sản giảm sâu. Ảnh: Tấn Thi


Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của 4 nghị quyết được cụ thể hóa từ 4 chương trình trọng tâm của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Đồng chí đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giao Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục chỉ đạo, tiếp thu, hoàn chỉnh; cần thiết sẽ trình lại Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến trước khi ban hành. Trên cơ sở các nghị quyết, chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo cụ thể hóa thành các đề án, kế hoạch, chương trình hành động theo từng lĩnh vực, ngành. Các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt trong toàn Đảng bộ để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong tổ chức triển khai thực hiện; đảm bảo các nghị quyết, chương trình hành động phải thật sự đi vào cuộc sống.

“Điều quan trọng nhất là bố trí nguồn lực như thế nào? Tránh để xảy ra tình huống nghị quyết ban hành được đánh giá cao nhưng cuối cùng lại không có nguồn lực để thực hiện. Đặc biệt, Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là nghị quyết được bổ sung trong năm 2021 và đã xin ý kiến các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Muốn thực hiện tốt nghị quyết này, chúng ta phải có nguồn lực để triển khai thực hiện, phải có máy móc, phương tiện đảm bảo đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, các đồng chí cần tham gia góp ý thêm trước khi thông qua Nghị quyết và triển khai thực hiện. Về chương trình hành động, đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh nghiên cứu các ý kiến tham gia tại hội nghị về số liệu, mục tiêu, chỉ tiêu… để tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp”-Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

 

HỒNG THI - QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.