Gia Lai: Chủ động phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới, các tình huống thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 12-6, Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Gia Lai có Công điện khẩn số 1832/BCH-PCTT về việc chủ động triển khai các phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới, các tình huống thiên tai.

Thực hiện Công điện số 04/CĐ-TW hồi 6 giờ ngày 12-6-2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT-Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nhằm chủ động thực hiện hiệu quả các kế hoạch, phương án PCTT để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của Nhà nước và Nhân dân, Thường trực Ban Chỉ huy PCTTvà TKCN tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) đề nghị:

Triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 6 trên địa bàn tỉnh - Ảnh internet
Triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với áp thấp nhiệt đới, các tình huống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Ảnh internet


Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Nghiêm túc thực hiện Công điện số 04/CĐ-TW hồi 6 giờ ngày 12-6-2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT-Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN. Triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, phương án, kịch bản PCTT, nhất là các hình thái cực đoan, như: bão, lụt, lũ quét, sạt lở đất... Rà soát, nắm chắc số lượng nhân lực, phương tiện, vật tư dự phòng phục vụ công tác PCTT ở từng địa phương, đơn vị và có phương án huy động phương tiện, lực lượng ứng cứu, khắc phục kịp thời khi có thiên tai xảy ra. Thực hiện tốt công tác quản lý các công trình thủy điện, hồ, đập trên địa bàn tỉnh. Tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Kiểm tra, rà soát  các khu vực dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt sâu để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản Nhân dân và Nhà nước. Tổ chức cảnh giới, cảnh báo ở các điểm ngầm, cầu tràn giao thông để phòng nước dâng, lũ ống, lũ quét...; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính và đảm bảo an toàn cho người dân trong tình huống mưa, lũ lớn. Khẩn trưởng triển khai công tác khắc phục hậu quả sau mưa lũ, trong đó tập trung hỗ trợ người dân sửa chữa, dọn dẹp nhà cửa; dọn vệ sinh môi trường; hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân thu hoạch đối với diện tích lúa đã bị ngã đổ.

Sẵn sàng ứng cứu khi có bão lũ-  Ảnh Đức Thụy
Sẵn sàng ứng cứu khi có bão lũ. Ảnh: Đức Thụy


Chi cục Thủy lợi (Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh: Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, mưa lũ. Phối hợp với Sở Công thương kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định pháp luật của các chủ hồ, đập thủy lợi, thủy điện về quản lý an toàn đập, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du công trình, nhất là việc vận hành điều tiết lũ các hồ chứa theo quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa đã phê duyệt; xử lý kiên quyết đối với các đơn vị không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn công trình hồ, đập thủy lợi, thủy điện. Chủ động thực hiện nhiệm vụ Văn phòng Thường trực PCTT của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; duy trình nghiêm chế độ trực ban, chủ động theo dõi, thông tin, báo cáo kịp thời về tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Các sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh: Theo địa bàn được phân công tại Công văn số 1688/BCH-PCTT ngày 31-7-2019 của Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng-chống, ứng phó thiên tai ở các địa phương được giao phụ trách.

Các chi cục: Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi Thú y hướng dẫn các địa phương khôi phục sản xuất và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi sau khi xảy ra thiên tai; dự trữ hóa chất để tiêu độc, khử trùng cho các khu vực chăn nuôi bị ảnh hưởng do mưa lũ, đảm bảo không để dịch bệnh lây lan. Nghiên cứu hướng dẫn chuyển đổi sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, tưới, cấp nước; chủ động phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp đề xuất Trung ương, UBND tỉnh hỗ trợ khắc phục theo quy định của pháp luật.

Lực lượng dân quân xã Ia Broăi (huyện Ia Pa) kiểm tra trang-thiết bị phòng-chống bão lũ- Ảnh Lê Nam
Lực lượng dân quân xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) kiểm tra trang-thiết bị phòng-chống bão lũ. Ảnh: Lê Nam


Các chủ hồ, đập thủy lợi, thủy điện: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, bố trí lực lượng trực ban 24/24 giờ trong thời gian xảy ra mưa lũ tại công trình, thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện nhằm phát hiện sớm những nguy cơ mất an toàn công trình; chủ động bố trí kinh phí để duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng nhằm bảo đảm an toàn công trình; đối với các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn đập phải tiến hành sửa chữa ngay, xả nước để giảm dung tích nước trong hồ chứa hoặc không tích nước vào mùa mưa lũ để đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du đập. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa, phương án bảo vệ đập, phương án phòng-chống lụt bão và bảo đảm an toàn đập trong mùa lũ, phương án phòng-chống lũ lụt cho vùng hạ du đập do xả lũ hồ chứa hoặc sử cố đập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra, rà soát và chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, trang-thiết bị, phương tiện, hậu cần đảm bảo phương châm "4 tại chỗ" để phục vụ công tác bảo đảm an toàn đập, vùng hạ du đập trong mùa mưa lũ năm 2021. Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo kịp thời việc xả lũ hồ chứa thủy lợi, thủy điện đến Nhân dân vùng hạ du đập để chủ động phòng tránh, ứng phó, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và Nhân dân khi xả lũ hồ chứa.

Các chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ bản, nhất là các công trình hồ đập, kè, tràn: theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ, bố trí lực lượng trực ban 24/24 giờ trong thời gian xảy ra mưa, lũ tại công trình. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thi công vượt lũ năm 2021 ở các công trình đang thực hiện; xây dựng phương án bảo vệ an toàn các công trình đang thi công theo quy định; tổ chức thực hiện nghiêm túc phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập được phê duyệt.

 

KIỀU PHAN
 

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.