Dịch tả heo châu Phi lây lan tại khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong khi các huyện Chư Pưh, Chư Prông và Đức Cơ đã cơ bản khống chế các ổ dịch tả heo châu Phi thì ở các huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh Gia Lai, dịch lại đang lây lan nhanh. Hiện tại, các địa phương đang căng sức phòng-chống dịch tả heo châu Phi nhằm hạn chế lây lan trên diện rộng.
Dịch tả heo bao phủ khu vực Đông Nam tỉnh
Tính đến ngày 31-7, dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại 472 hộ gia đình ở 87 thôn, làng của 30 xã, thị trấn thuộc 8 huyện, thị xã gồm: Chư Pưh, Chư Prông, Đức Cơ, Phú Thiện, Krông Pa, Ia Pa, Ia Grai, Ayun Pa. Trong số này có 10 xã, thị trấn thuộc 3 huyện Chư Pưh, Chư Prông và Đức Cơ đã qua hơn 30 ngày không phát sinh heo mắc bệnh hoặc chết. Tuy nhiên, lo lắng nhất hiện nay là khu vực Đông Nam tỉnh khi cả 4 huyện, thị xã đều xuất hiện dịch tả heo châu Phi. Đặc biệt, dịch đang lây lan nhanh trên diện rộng tại 2 huyện Phú Thiện và Ia Pa. Tại huyện Phú Thiện, dịch đã lây lan ra 8/10 xã, thị trấn với tốc độ khá nhanh. Còn ở huyện Ia Pa, dịch đã xảy ra tại 5 xã. Ở huyện Krông Pa, dịch xuất hiện tại thị trấn Phú Túc và xã Chư Drăng. Riêng ở thị xã Ayun Pa, dịch xảy ra tại xã Chư Băh gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi heo.
Hố chôn heo bị dịch tả châu Phi ở xã Ia Sol (huyện Phú Thiện). Ảnh: N.D
Hố chôn heo bị dịch tả châu Phi ở xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai). Ảnh: N.D
Ông Phan Văn Quang (thôn Hải Hà, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) buồn bã nói: “Nhà tôi nuôi 6 con heo nái sinh sản. Vừa rồi phát hiện heo bỏ ăn, gia đình đã chủ động mua thuốc về phòng bệnh, đồng thời báo cho cơ quan thú y huyện và xã kiểm tra, lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm thì cho kết quả dương tính với vi rút dịch tả heo châu Phi. Dù thiệt hại kinh tế lên đến 60-70 triệu đồng nhưng tôi chấp hành tiêu hủy đàn heo theo đúng quy định của Nhà nước để tránh dịch lây lan trên diện rộng”.
Còn tại huyện Ia Pa, chỉ trong thời gian ngắn, dịch tả heo châu Phi đã lây lan ra 5 xã: Pờ Tó, Kim Tân, Chư Răng, Ia Broăi và Ia Ma Rơn. Ông Trần Văn Hiệp (thôn 2, xã Pờ Tó) lo lắng nói: “Cách đây vài ngày, đàn heo nái sinh sản 44 con và 2 heo đực giống của gia đình dù được bảo vệ rất nghiêm ngặt, hạn chế người lạ ra vào trại cũng như tiêu độc khử trùng thường xuyên nhưng khi lấy mẫu gửi đi xét nghiệm vẫn dương tính với vi rút dịch tả heo châu Phi. Toàn bộ đàn heo của gia đình đã phải tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế”. 
Quyết liệt dập dịch
Sau khi dịch tả heo châu Phi xuất hiện, chính quyền các địa phương cùng cơ quan chuyên môn đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để phòng-chống. Đến nay, ngoài các chốt kiểm soát dịch bệnh tạm thời do UBND tỉnh thành lập trên tuyến quốc lộ 14 đoạn qua huyện Chư Pưh cùng 2 chốt cố định tại quốc lộ 19 và 25, các huyện, thị xã đã thành lập 31 chốt kiểm soát dịch bệnh tạm thời nhằm phòng-chống dịch không để lây lan trên diện rộng.
 Cán bộ Trạm kiểm soát dịch bệnh động vật Song An (thị xã An Khê) kiểm tra heo vận chuyển từ Bình Định lên các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: NGUYỄN DIỆP
Cán bộ Trạm kiểm soát dịch bệnh động vật Song An (thị xã An Khê) kiểm tra heo vận chuyển từ Bình Định lên các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: N.D

Ngày 3-8, Chủ tịch UBND thị xã An Khê Nguyễn Hùng Vỹ  đã ký Quyết định số 1681/QĐ-UBND công bố dịch tả heo châu Phi tại phường An Bình. Theo đó, trong thời gian có dịch, tạm dừng các hoạt động mua bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật cảm nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi ra, vào vùng dịch.

Ngọc Minh

Ông Phan Văn Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện-cho biết: “Trước tình hình dịch tả heo châu Phi đang lây lan tại các xã, thị trấn, huyện đã cấp 145 triệu đồng để mua hóa chất và trang-thiết bị phòng-chống dịch. Tuy nhiên, do dịch phát sinh cùng lúc ở nhiều xã, thị trấn nên công tác kiểm tra, giám sát gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và nuôi thả rông nên việc khoanh vùng, tách đàn để theo dõi cũng khó; người dân còn ỷ lại vào cơ quan chuyên môn”.
Còn ông Lê Văn Nguyên-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Pa-cho hay: Hiện nay, thiệt hại do dịch tả heo châu Phi gây ra tại 5 xã trên địa bàn huyện rất lớn, nặng nhất là 2 xã Pờ Tó và Chư Răng. Các xã đã thành lập chốt kiểm dịch lưu động để kiểm tra thường xuyên ở các vùng dịch và chưa bị dịch. Huyện đã cấp 100 lít hóa chất Benkocid và cấp cho mỗi xã 1 tấn vôi để chủ động phòng-chống dịch. Mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT đã cấp thêm 300 lít hóa chất cho các xã để tiêu độc khử trùng. 
Ngoài các huyện, thị xã đã xuất hiện dịch, các địa phương còn lại trong tỉnh cũng đang triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ngăn chặn dịch xâm nhiễm vào địa bàn gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Ông Phan Ngọc Thành-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Khê-cho hay: Từ khi xuất hiện dịch tả heo châu Phi tại tỉnh Bình Định, Trung tâm đã đề nghị UBND thị xã xuất ngân sách 176 triệu đồng mua 500 lít hóa chất và 35 tấn vôi, 2 bình phun, chưa kể các xã, phường cũng chủ động xuất ngân sách dự phòng tổ chức tiêu độc khử trùng thường xuyên tại các khu vực có nguy cơ cao. Thị xã cũng đã thành lập 1 chốt kiểm tra, kiểm soát tại tuyến đường từ Bình Định lên để ngăn chặn dịch xâm nhập vào địa bàn.
Trao đổi với P.V, ông Dương Ngọc Thanh-Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh-cho biết: “Trước tình hình dịch tả heo châu Phi xảy ra tại các huyện, thị xã khu vực Đông Nam tỉnh, mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã cấp thêm cho các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa mỗi địa phương 300 lít hóa chất Benkocid để tiêu độc khử trùng. Bên cạnh đó, Chi cục cử cán bộ kỹ thuật xuống các địa phương tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng-chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT”.
 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.