Sức sống mới ở Xuân An

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Xuân An (thị xã An Khê, Gia Lai) đã có những bước đi phù hợp và vững chắc để hoàn thành 19/19 tiêu chí theo lộ trình đề ra. Đây là tiền đề để Xuân An tiếp tục phát triển kinh tế, tạo bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, người dân có cuộc sống ấm no.

So với các xã khác trên địa bàn thị xã An Khê, Xuân An được thành lập muộn hơn trên cơ sở chia tách từ xã Tú An vào năm 2009. Xuân An vốn là xã thuần nông, xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ nên thời điểm đó đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

 

Phụ nữ xã Xuân An chăm sóc con đường hoa vào trung tâm xã. Ảnh: N.D
Phụ nữ xã Xuân An chăm sóc con đường hoa vào trung tâm xã. Ảnh: N.D

Năm 2011, khi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được triển khai thực hiện, cán bộ và nhân dân xã Xuân An bắt đầu hành trình mới. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, UBND xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tiễn của địa phương. Cụ thể là tuyên truyền, vận động để người dân hiểu mục đích và ý nghĩa của chương trình; tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ xã và các thôn. Cùng với các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã đã vận động người dân cùng tham gia bằng nhiều hình thức như: hiến đất, đóng góp ngày công lao động, tiền mặt... Đến nay, Xuân An đã bê tông hóa 3,64 km đường trục xã, 1,28 km đường ngõ xóm, cứng hóa khoảng 9,267 km đường trục chính nội đồng… Bên cạnh đó, xã cũng đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nâng cấp hệ thống lưới điện, sửa chữa trường học, nhà văn hóa… Tất cả đều có sự tham gia đóng góp công sức, kinh phí từ người dân.

Bên cạnh đó, xã cũng chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật để người dân học tập, áp dụng vào sản xuất. Nhờ đó, đến cuối năm 2017, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 31 triệu đồng/năm và con số này dự kiến tiếp tục tăng lên 35 triệu đồng vào cuối năm 2018. Toàn xã chỉ còn 37 hộ nghèo. Với những kết quả đạt được, năm 2017, Xuân An là một trong 2 xã của thị xã An Khê được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Năm 2017, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Xuân An đã lấy ý kiến người dân và hầu hết đều hài lòng bởi chương trình đã mang lại sức sống mới trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Là một trong những người sinh sống lâu năm trên địa bàn xã, ông Nguyễn Hùng Phong (thôn An Xuân 4) cho hay: “Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, người dân trong thôn đã tham gia hưởng ứng bằng những việc làm thiết thực, như: hiến đất, đóng góp ngày công lao động và tiền mặt để làm đường giao thông nông thôn và đường nội đồng ra khu sản xuất, chủ động chuyển đổi cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng. Đến nay, cơ sở hạ tầng điện-đường-trường-trạm đã hoàn thiện. Chương trình đã mang lại sức sống mới trong phát triển kinh tế của người dân và địa phương”. Cùng chung niềm vui này, ông Nguyễn Văn Thơm (cùng thôn) cho biết thêm: So với lúc mới chia tách, đời sống của người dân trong xã có bước phát triển vượt bậc, nhiều hộ gia đình vươn lên khá giả nhờ sản xuất nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn có bước chuyển mình mạnh mẽ từ cơ sở hạ tầng đến các mô hình kinh tế. Với đà này, trong thời gian tới, nếu tiếp tục được đầu tư hoàn thiện hạ tầng thì kinh tế nông nghiệp của xã sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

 

Từ năm 2011 đến nay, tổng nguồn lực huy động xây dựng NTM trên địa bàn xã Xuân An đạt trên 43,5 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương trên 11,57 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 2,58 tỷ đồng; ngân sách thị xã 11,13 tỷ đồng; ngân sách xã trên 347 triệu đồng; vốn vay tín dụng trên 11,65 tỷ đồng; nhân dân đóng góp trên 3,63 tỷ đồng và doanh nghiệp đóng góp trên 2,58 tỷ đồng.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Ngọc Lai-Phó Chủ tịch UBND xã Xuân An, cho hay: “Thời gian đầu, việc huy động người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và người dân, đến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí theo lộ trình đề ra. Đây là điều rất đáng mừng”. Cũng theo ông Lai, dù đã được công nhận đạt chuẩn NTM, song để nâng cao 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới thì xã vẫn còn nhiều việc phải làm. Thời gian tới, xã sẽ tập trung ưu tiên các nguồn lực đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, vận động người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường. Triển khai một số mô hình phát triển kinh tế như: xây dựng vườn ươm cây giống ngắn ngày, nhân rộng mô hình nuôi cá lồng trong lòng hồ thủy điện, nuôi trùn quế, phân công các ban, ngành đoàn thể xuống các thôn vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế; tận dụng các nguồn lực hỗ trợ để giúp người dân thoát nghèo bền vững…

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.