Tranh tăm giang "Vũ trụ Mandala" xác lập kỷ lục Việt Nam và châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Hồ Chí Minh, tác phẩm tăm giang nghệ thuật “Vũ trụ Mandala” của kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long được xác lập kỷ lục là tác phẩm tranh nghệ thuật với 379 chữ Phạn bài Chú Đại Bi bằng tăm giang theo phong cách Boarc, được nhiều người tham gia thực hiện nhất Việt Nam. Trước đó, Tổ chức kỷ lục châu Á cũng đã xác lập tác phẩm cùng nội dung trên.

“Vũ trụ Mandala” được thực hiện theo phong cách Boarc với 379 người tham gia thực hiện. Tác phẩm có một hình Mandala ở trung tâm được bao quanh bởi 379 từ Chú Đại Bi, có kích thước 1,4 x 1,4 m với 27.000 tăm tre, thực hiện trong 3 tháng.

Kỷ lục gia Hoàng Tuấn Long bên tác phẩm
Kỷ lục gia Hoàng Tuấn Long bên tác phẩm "Vũ trụ Mandala". Ảnh: Tân Cao/VnExpress

Kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long (SN 1974) tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa Kiến trúc Đại học Bách khoa Quốc gia Belarus. Anh là tác giả của hàng chục mô hình kiến trúc nổi tiếng như Chùa Một Cột, Ngọ Môn Huế, chợ Bến Thành, tháp đồng hồ Big Ben, đền Taj Mahal... làm từ cây tăm giang.

Vào năm 2012, kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long đã sáng lập ra BOARC (Bambo Acrylic Art), một dòng nghệ thuật tạo hình mới kết hợp giữa kỹ thuật cắt laser độ chính xác cao và nghệ thuật tăm giang truyền thống của Việt Nam. Tác phẩm đầy ấn tượng của anh là mô hình thu nhỏ của Chùa Một Cột nổi tiếng đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận vào năm 2016. Cùng năm, Bảo Tàng Ripley’s Believe It or Not đặt hàng anh thực hiện hai công trình lớn: Tòa nhà Quốc Hội Mỹ và Nhà Trắng…

Năm 2020, anh được Liên minh Kỷ lục thế giới Worldking công nhận "Người đầu tiên trên thế giới sáng tạo, tái hiện các mô hình công trình di sản kiến trúc nổi tiếng trên thế giới bằng nghệ thuật Boarc".

Hiện tại, kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long đang thực hiện mô hình Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bằng tăm giang. Dự kiến khi hoàn thành, tác phẩm được trao tặng cho Ban Quản lý nhà thờ để trưng bày phục vụ du khách.

PHƯƠNG VI (theo tuoitre.vn, VnExpress)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.