Pleiku: Liên hoan Cồng chiêng và hát dân ca thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 27-8, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku phối hợp cùng Thành đoàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức Liên hoan Cồng chiêng và hát dân ca thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số năm 2022. Hơn 200 thanh-thiếu nhi đến từ 6 xã, phường trên địa bàn thành phố tham gia liên hoan.

Tại liên hoan, diễn viên các đơn vị tham gia biểu diễn 2 nội dung: trình diễn cồng chiêng và hát dân ca. Với không khí vui tươi, phấn khởi, mỗi đoàn đều lần lượt trình diễn 2 bài cồng chiêng và 2 bài hát dân ca truyền thống đặc sắc như: Hòa tấu cồng chiêng "Mừng chiến thắng", "Mừng lúa mới"; lễ hội đâm trâu, pơ thi; hát dân ca ru em, ru con… Không chỉ chuẩn bị chu đáo từ nhạc cụ đến giai điệu, các đội thi còn có thêm những đạo cụ, phần biểu diễn phụ họa giúp cho tiết mục dự thi thêm sinh động, hấp dẫn.
Phát biểu tại liên hoan, ông Nguyễn Văn Hòa-Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku-đánh giá: “Liên hoan Cồng chiêng và hát dân ca thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số năm nay đã tập hợp được đông đảo các em thiếu nhi từ 5 đến 18 tuổi, tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích và ý nghĩa trong dịp hè. Các đoàn tham dự đã có sự chuẩn bị rất tốt, các tiết mục được dàn dựng công phu, đúng truyền thống, sử dụng thành thạo các nhạc cụ dân tộc. Hy vọng những nghệ nhân "nhí" sẽ tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình, để cồng chiêng luôn trường tồn”.
Ban tổ chức trao giải cho các đoàn tham gia liên hoan. Ảnh: Trần Dung
Ban tổ chức trao giải cho các đoàn tham gia liên hoan. Ảnh: Trần Dung
Kết quả, xã Chư Á đạt giải nhất toàn đoàn, phường Yên Đổ đạt giải nhì, phường Thắng Lợi và phường Hoa Lư đạt giải ba, phường Đống Đa và xã Tân Sơn đạt giải khuyến khích.
Liên hoan Cồng chiêng và hát dân ca thanh-thiếu nhi các dân tộc thiểu số là hoạt động nhằm duy trì, phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố; tạo cơ hội giao lưu, học hỏi, khơi dậy niềm tự hào, ý thức gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ.
TRẦN DUNG
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...