"Ươm mầm" tình yêu với sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không đợi đến Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), trước và sau khoảng thời gian này, nhiều hoạt động hưởng ứng đã diễn ra với sự chung tay của các cơ quan, đơn vị và cộng đồng. Tình yêu với sách được “ươm mầm” và cổ vũ văn hóa đọc lan tỏa. 
Là “đầu tàu” phát triển văn hóa đọc, ngoài nhiệm vụ thường xuyên, Thư viện tỉnh luôn tiên phong tổ chức Ngày hội đọc sách. Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2022, từ ngày 7-4 đến hết ngày 29-4, đơn vị phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao các huyện, thị xã tổ chức Ngày hội tại 9 trường học trên địa bàn tỉnh. Chuyến xe thư viện lưu động phong phú các thể loại sách, các mô hình xếp sách nghệ thuật kỳ công, giới thiệu cuốn hút về những cuốn sách truyền cảm hứng… khiến các sân trường rộn ràng hẳn lên, khơi gợi tình yêu sách đối với lứa tuổi học trò.
Chào mừng sự kiện ý nghĩa này, từ ngày 16 đến 24-4, hệ thống 2 nhà sách Vạn Trí trên địa bàn TP. Pleiku cũng trưng bày gian hàng giảm giá 10-50% với những đầu sách hay thuộc nhiều thể loại: văn học, kỹ năng sống, sách thiếu nhi… Đặc biệt, sáng 21-4, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ phát động điểm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Gia Lai tại Trường THPT chuyên Hùng Vương. 
Từ những nỗ lực “gieo trồng”, nhiều “hạt giống” đã nảy mầm, vươn mình. Năm 2021, toàn tỉnh có 56 cá nhân, tập thể đạt giải cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” cấp tỉnh; 2 tập thể và 3 cá nhân được trao giải tại cuộc thi toàn quốc. Gần đây, thêm 4 học sinh đạt giải cuộc thi “Tìm hiểu và đồng hành cùng kênh Cùng bạn đọc sách-Chia sẻ sách hay-Chung tay chống dịch”.
Cô và trò Trường THPT Phạm Văn Đồng (huyện Ia Grai) tại Ngày hội đọc sách năm 2022, diễn ra vào sáng 18-4. Ảnh: Lam Nguyên
Cô và trò Trường THPT Phạm Văn Đồng (huyện Ia Grai) tại Ngày hội đọc sách năm 2022, diễn ra vào sáng 18-4. Ảnh: Lam Nguyên
Những chương trình, hoạt động, cuộc thi nói trên đã khẳng định vị trí quan trọng của sách trong đời sống văn hóa tinh thần cũng như sự phát triển chung của xã hội. Lan tỏa văn hóa đọc đã trở thành nhiệm vụ của từng địa phương và các cấp, ngành chứ không chỉ của một vài cá nhân, đơn vị, tổ chức đơn lẻ. Ngay từ tháng 2-2022, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Mới đây, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có công văn hướng dẫn tuyên truyền về sự kiện này. Cụ thể, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị tăng cường đầu tư, khai thác và phát huy tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa đọc, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng; khẳng định, tôn vinh giá trị của sách và sự cần thiết của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong đời sống xã hội. Điều này góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24-11-2021. 
Tiếp đó, Sở Thông tin và Truyền thông cũng có công văn hướng dẫn tuyên truyền các hoạt động của Hội sách trực tuyến quốc gia chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với chủ đề “Thắp lửa tri thức”. Hội sách trực tuyến quốc gia năm 2022 diễn ra từ ngày 19-4 đến hết ngày 20-5 tại địa chỉ Book365.vn với nhiều hoạt động, sự kiện và ưu đãi hấp dẫn dành cho bạn đọc cả nước. Hội sách gồm có sàn sách in, sàn sách điện tử, sàn giao dịch bản quyền, gian hàng sách của các đơn vị xuất bản. Ngay trong ngày khai mạc, nhiều tựa sách hay được trợ giá 50-80%, hàng chục ngàn cuốn sách được các nhà xuất bản và đơn vị phát hành giới thiệu trực tiếp tới bạn đọc. Với sự tham gia của gần 100 đơn vị xuất bản và phát hành trên toàn quốc, chương trình giới thiệu đến độc giả hơn 40.000 tựa sách với mục tiêu đưa ít nhất 30.000 cuốn sách đến tay bạn đọc cả nước. Một số hoạt động khác cũng được tổ chức nhằm tạo sức hấp dẫn cho Hội sách như: tọa đàm có sự tham gia của những nhân vật uy tín, nổi tiếng, có sức ảnh hưởng đối với bạn đọc; cuộc thi “Nhà thông thái” theo hình thức trực tuyến nhằm tìm ra 100 nhà thông thái trên khắp đất nước; ứng dụng công nghệ trong tương tác, tạo ra sân chơi trí tuệ cấp quốc gia…
Có thể thấy những “sân chơi” với sách đang mở ra ngày càng nhiều, sự quan tâm phát triển văn hóa đọc ngày càng sát sao, mảnh đất “gieo trồng” tình yêu với sách càng được mở rộng. Sách mãi là hành trang cần thiết với mỗi người, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, làm động lực phát triển xã hội.  
LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...