Nơi khởi nghiệp của một thế hệ làm báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hai ngày sau khi bảo vệ luận văn tốt nghiệp Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn), trung tuần tháng 6-1993, tôi quyết định mang tờ giấy công nhận tốt nghiệp tạm thời lên Gia Lai tìm việc. Được sự giới thiệu của các bậc đàn anh đi trước, nơi đầu tiên tôi tìm đến là Báo Gia Lai. 
Sau khi hoàn thành các thủ tục tiếp nhận, anh Nguyễn Tiến Dũng-Trưởng phòng Trị sự dẫn tôi đến Phòng Phóng viên nhận việc và về số 27 Cù Chính Lan để ổn định chỗ ở vì khu tập thể 33 Hùng Vương đã kín người.
Lúc tôi đến, căn nhà số 27 Cù Chính Lan là nơi cư trú của gia đình chị Võ Thị Kim Xuân-một cán bộ của cơ quan đã nghỉ theo chế độ mất sức. Tôi được bố trí ở cùng anh Võ Thành Thất trong một căn phòng thấp lè tè, ẩm mốc cạnh cái bể nước cuối căn nhà. Tuy tạm trú tại 27 Cù Chính Lan, nhưng hàng ngày, sau khi rời trụ sở cơ quan, tôi vẫn thường lân la sang khu 33 trò chuyện, học hỏi kinh nghiệm viết lách từ các anh chị đi trước.
Trước tháng 11-1993, Báo Gia Lai sở hữu một xí nghiệp in báo với công nghệ tipo. Vì vậy, khu tập thể 33 Hùng Vương không chỉ là nơi cư trú của anh em làm báo mà còn có cả công nhân in. Để hội nhập với xu thế phát triển của báo chí cả nước, cuối năm 1993, Ban Biên tập quyết định chuyển từ công nghệ in tipo sang in offset. Để có được công nghệ ấy, Ban Biên tập đề nghị Tỉnh ủy cho phép tạm thời in báo tại Bình Định và giải thể Xí nghiệp In Báo Gia Lai. Sau đó, lãnh đạo cơ quan cũng tiến hành các bước giải quyết chế độ chính sách cho số anh em công nhân Xí nghiệp In Báo Gia Lai, trong đó có việc sắp xếp lại khu tập thể. Xuất phát chủ trương đó mà sang năm 1994, tôi được bố trí một phòng tập thể tại khu 33 Hùng Vương.
Khu 33 Hùng Vương hiện nay. Ảnh: Đức An
Khu 33 Hùng Vương hiện nay. Ảnh: Đức An
Theo lời kể của các tiền bối, trước khi trở thành khu tập thể dành cho cán bộ, viên chức trong cơ quan, nhà số 33 Hùng Vương là trụ sở của Báo Gia Lai-Kon Tum. Đó là ngôi nhà rất đẹp với khoảnh sân phía trước và lối đi rất rộng bên phải theo hướng từ mặt đường vào. Từ ngày trở thành khu tập thể, ngôi nhà được “thiết kế” lại để phát huy công năng và phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt của cán bộ, viên chức nghèo. Lúc tôi mới sang, khu tập thể gồm có gia đình chị Nguyễn Thị Dung, anh Võ Thành Thất, anh Nguyễn Văn Chương, anh Nguyễn Văn Thịnh (đã mất) và gia đình anh Lê Đình Ninh. Thời gian sau này, Ban Biên tập bố trí thêm gia đình anh Hoàng Anh Phượng, anh Nguyễn Ngọc Tấn, Trần Đăng Lâm và Văn Thế Dũng.
Hơn 10 năm sống ở khu tập thể 33 Hùng Vương là những ngày tháng đáng nhớ nhất đối với tôi. Tại đây, tôi đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc và những kỷ niệm không thể nào quên trong chặng đường khởi nghiệp với con chữ trên báo. Với hệ số lương khởi điểm 1,86 tương đương 90 ngàn đồng/tháng, những sinh viên mới ra trường như chúng tôi phải chi tiêu cực kỳ dè sẻn cho miếng cơm, manh áo, ly cà phê sáng, bữa rượu đêm đến trả tiền xe ôm, xe đò, thậm chí những chuyến về thăm “một nửa” của mình còn đang học tập hay làm việc dưới đồng bằng. Thiếu thốn nên “chỉa” nhau điếu thuốc, “bắt” nhau ly cà phê hay nợ quán là chuyện lưu cữu từ tháng này qua năm khác.
Tuy khó khăn, thiếu thốn nhưng khu 33 luôn tự hào vì ở đó tuyền là những người được học hành tử tế, lại là nhà báo hẳn hoi. Mà đã mang danh trí thức thì phải ứng xử cho ra cái anh có chữ. Thành thử, mỗi câu nói, hành động đều phải cân nhắc, không làm ảnh hưởng đến cơ quan, nghề nghiệp. Ban ngày, khu tập thể gần như vắng bóng người vì anh em còn phải lặn lội tìm kiếm thông tin ở cơ sở. Tối đến, mỗi người một góc riêng, vắt óc trên trang viết hoặc bàn phím máy đánh chữ để có tác phẩm cho ngày hôm sau. Tuổi trẻ say nghề nên những “câu chuyện nghiệp vụ” được mang ra mổ xẻ mọi lúc, mọi nơi. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi cống hiến hết mình vì cái nghề mình lựa chọn.
Chính vì nghèo, yêu nghề và nhiều thứ đặc biệt khác nên khu 33 đã thu hút sự quan tâm của lãnh đạo cũng như những người còn lại trong cơ quan. Còn nhớ, cứ mỗi lần thiếu tin bài thì chị Đặng Thị Thu Hà-Tổng Biên tập khi ấy lại la toáng: Kiểm tra xem mấy ông khu 33 đi đâu, làm gì? Căn ke, theo sát, thậm chí giám sát thường xuyên nhưng chị cũng là người luôn dành sự quan tâm rèn luyện, nuôi dưỡng các nhà báo trẻ. Biết đời sống anh em khó khăn, thiếu thốn nên thỉnh thoảng, Ban Biên tập xuất kinh phí mua tặng từ chiếc ấm đun nước, bộ bình trà đến chiếc áo mặc trên người. Cũng nhờ sự quan tâm sâu sắc của cơ quan, đồng nghiệp mà cuộc sống của những nhà báo trẻ như chúng tôi dần ổn định, phát triển cả trong nghề nghiệp lẫn cuộc sống riêng tư.
Có thể nói, thời gian tồn tại của khu tập thể 33 Hùng Vương so với bề dày truyền thống 75 năm Báo Gia Lai quả là rất ngắn. Song, nó xứng đáng được gọi là nơi khởi nghiệp của thế hệ làm báo chúng tôi.
DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...