NSNA Bảo Hưng: Người mê đắm cao nguyên đất đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cái duyên Bảo Hưng đến với nhiếp ảnh là từ việc làm nghề, làm nghề để mưu sinh, tha thiết yêu nghề để rồi đến với nhiếp ảnh nghệ thuật chính thức từ năm 2002. Vào năm 2003, năm đầu tiên gửi ảnh tham dự Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên, anh là người đạt thành tích cao nhất với 1 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Đồng khu vực. Năm 2003 cũng là năm anh được kết nạp vào Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.  

Năm 2008 trong cuộc thi ảnh quốc tế do Câu lạc bộ Gia Định, TP.Hồ Chí Minh tổ chức, anh đoạt 3 giải thưởng cao: 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng. Đặc biệt trong năm 2010 anh đã gây một “cơn địa chấn” trong  làng ảnh Miền Trung-Tây Nguyên, khi trong một cuộc thi anh đoạt tới 8 giải thưởng cao. Đó là tại cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế do Tổ chức Nhiếp ảnh không biên giới (ISF, CH Pháp) phối hợp với 5 tổ chức nhiếp ảnh thuộc các nước Tây Ban Nha, Việt Nam, Síp, Italia, Trung Quốc. Ảnh dự thi được chấm đồng thời bởi 6 ban giám khảo thuộc 6 quốc gia. Lần đầu tiên trên thế giới có một cuộc thi ảnh được tổ chức theo hình thức này và Bảo Hưng đã giành được 2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc, 4 Huy chương Đồng. Đây là những thành tích hiếm thấy của một nghệ sĩ nhiếp ảnh không chỉ ở khu vực Miền Trung-Tây Nguyên mà còn trên phạm vi cả nước.

Vừa sáng tác ảnh nghệ thuật, vừa phải lo kinh tế gia đình, quả là một việc không hề dễ. Vì thế, Bảo Hưng không có nhiều thời gian và điều kiện để được đi sáng tác trên khắp mọi miền đất nước như những người anh em khác. “Gia tài” hiện nay của tác giả cũng hết sức đơn sơ, chỉ với một “con” Nikon D700, bộ đôi ống kính Tele và góc rộng cũ. Máy móc hiện đại không quan trọng, mà quan trọng là người cầm máy. Đúng thế, sau 20 năm cầm máy, anh đã nhận hơn 100 giải thưởng, bằng khen trong nước và quốc tế. Còn vinh dự nào hơn, vào năm 2018, anh được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phong tước hiệu Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đặc biệt xuất sắc EVAPA/G.

Để có được thành công trên con đường nhiếp ảnh nghệ thuật, bên cạnh tài năng thiên bẩm, tác giả đã phải trải qua biết bao gian khó, kiên trì, bền bỉ.

Được sống và làm việc trên cao nguyên đất đỏ là một may mắn đối với Bảo Hưng, bởi đây là vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi, có văn hóa phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc; với nhiều sử thi, truyền thuyết, nhiều lễ hội độc đáo của đồng bào các dân tộc, với không gian văn hóa cồng chiêng mênh mang, sâu lắng... Tất cả đã mang lại cho anh nguồn cảm hứng sáng tác vô tận; thôi thúc anh say sưa, miệt mài bấm máy; luôn cố gắng ghi nhận, phản ánh được thật nhiều về đời sống văn hóa Tây Nguyên bằng hình ảnh. Thật thế, nhìn lại chặng đường sáng tác, những tác phẩm của Bảo Hưng hầu hết chụp về đời sống văn hóa của vùng đất này...

Để có một bức ảnh đẹp, anh phải rất tốn công, bên cạnh kiến thức về chuyên môn nhiếp ảnh và kỹ thuật còn đòi hỏi ở người chụp phải am hiểu về văn hóa. Không ngại vất vả, gian khó, Bảo Hưng luôn dành thời gian tìm hiểu, đọc sách, nghiên cứu về phong tục tập quán, đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc; gần gũi, hòa mình vào cuộc sống với đồng bào. Vì thế, đã tích lũy cho mình khối kiến thức văn hóa mà không dễ một nhiếp ảnh gia nào cũng có được, những kiến thức ấy đã được anh chuyển tải vào từng tác phẩm.

Với niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng, trước những khoảnh khắc của cuộc sống và văn hóa luôn làm cho Bảo Hung dâng trào những cảm xúc sáng tác thăng hoa để rồi kết tinh vào những tác phẩm. Là người có tư duy, có óc sáng tạo độc đáo, nhạy bén, nên trong sáng tác, anh luôn tạo cho mình phong cách sáng tác riêng biệt. Mỗi tác phẩm ra đời luôn để lại cho người xem sự lắng đọng sâu sắc.

Mặc dù đạt được nhiều thành công, nhưng anh luôn là người khiêm tốn, không ồn ào, phô trương, không tự mãn; luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ kinh nghiệm sáng tác. Rất nhiều anh em nghệ sĩ nhiếp ảnh từ khắp mọi miền đất nước, trong Nam đến ngoài Bắc, mỗi lần đến Đắk Lắk sáng tác, đều không thể không gặp Bảo Hưng và luôn được anh nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ.

Nhiếp ảnh đã là hơi thở, là một phần không thể tách rời cuộc sống của anh. Bảo Hưng sẽ còn tiếp tục cố gắng, song hành cùng chiếc máy ảnh, và sẽ cống hiến nhiều hơn nữa cho nghệ thuật nhiếp ảnh bằng những tác phẩm mới.

Lao Động Cuối tuần xin giới thiệu một số bức ảnh của anh tới bạn đọc.

 

Đua thuyền độc mộc.
Đua thuyền độc mộc.
Chiều về.
Chiều về.
Nắng cao nguyên.
Nắng cao nguyên.
 Bến nước Tây Nguyên.
Bến nước Tây Nguyên.
 Múa chiêng.
Múa chiêng.
Học đánh chiêng.
Học đánh chiêng.
 Sức sống.
Sức sống.

 

(Bộ ảnh chụp vào thời điểm chưa xảy ra dịch COVID-19) Ảnh: Bảo Hưng


https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/nsna-bao-hung-nguoi-me-dam-cao-nguyen-dat-do-985450.ldo

Theo LĐCT
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.