Đêm nhạc "Họa mi của núi rừng Tây Nguyên": Trọn vẹn ngày về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đúng như mong đợi, tối 24-4, Đại tá, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Rơchăm Phiang đã có cuộc trở về bằng âm nhạc trọn vẹn với quê hương Gia Lai qua liveshow “Họa mi của núi rừng Tây Nguyên” diễn ra tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku. 
Sau hơn 40 năm ca hát, dù là giọng opera nổi tiếng trong và ngoài nước, nhưng đến giờ NSND Rơchăm Phiang mới ra mắt một liveshow cá nhân. Đây cũng là đêm nhạc đầu tiên tổ chức ngay tại quê hương Gia Lai. Và, khán giả đã có sự chào đón không thể nồng ấm hơn dành cho sự trở về của “Họa mi Tây Nguyên”.
600 ghế trong khán phòng Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku đều kín chỗ, trong đó có nhiều khán giả là dân làng Bua (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ), nơi NSND Rơchăm Phiang sinh ra và lớn lên. Ban tổ chức còn kê thêm 100 ghế ở sân Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku và bố trí màn hình led cỡ lớn để khán giả bên ngoài tiện theo dõi chương trình. Từ 20 giờ 15 phút, chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai.  
Đại tá, NSND Rơchăm Phiang tại liveshow “Họa mi của núi rừng Tây Nguyên”. Ảnh: Phương Duyên
Đại tá, NSND Rơchăm Phiang tại liveshow “Họa mi của núi rừng Tây Nguyên”. Ảnh: Phương Duyên

Nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm: “Tôi chỉ thấy có một điều đáng tiếc, đó là lẽ ra liveshow này phải được tổ chức từ rất lâu rồi vì NSND Rơchăm Phiang là niềm tự hào của đất và người Gia Lai. Hy vọng trên cơ sở đêm nhạc, tỉnh Gia Lai ra mắt một DVD của NSND Rơchăm Phiang như là một sản phẩm du lịch để giới thiệu về mảnh đất, con người của vùng đất này”.

Không khí ấm cúng tại khán phòng nhanh chóng “nóng” lên với sự góp mặt của những khách mời tên tuổi: Thiếu tướng, Nhà giáo Ưu tú, Nhạc sĩ Đức Trịnh-nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân-Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Thượng tá, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Thủy-Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; NSND Phạm Ngọc Khôi-Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm... Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và lãnh đạo TP. Pleiku đã đến dự và chung vui cùng NSND Rơchăm Phiang.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân dành những lời đầy tự hào khi nói về giọng ca của núi rừng Tây Nguyên: “Nghệ sĩ Nhân dân Rơchăm Phiang sinh ra và lớn lên trong lời ru của mẹ, trong tiếng cồng chiêng của buôn làng. Đây là giọng hát chuyên nghiệp được đào tạo bài bản trong và ngoài nước nên đã đạt đến trình độ xuất sắc. Là giáo viên đã đào tạo rất nhiều thế hệ học trò, chị Rơchăm Phiang luôn truyền cho học trò ngọn lửa tình yêu nghệ thuật, nhưng trên tất cả là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu với âm nhạc, với dân ca dân vũ. Trong giọng ca trong trẻo của chị có hồn sông núi, hồn cha ông và hơi thở cuộc sống hôm nay”. 
Ngay từ tiết mục mở đầu Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên, chương trình đã tạo ấn tượng thị giác mạnh mẽ với phông nền sân khấu lộng lẫy, phần múa phụ họa chuyên nghiệp của các diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San và giọng hát cao vút, vang ngân đậm chất thính phòng của NSND Rơchăm Phiang. Trong chương trình đầy âm vọng đại ngàn, bà tiếp tục “thôi miên” khán giả với các ca khúc nổi tiếng làm nên tên tuổi của mình: Tháng ba Tây Nguyên, Cô gái vót chông, Người lái đò trên sông Pô Cô, Mùa xuân Tây Nguyên, Bóng cây kơ nia, Cánh chim báo tin vui. 
Đã ở tuổi 57 nhưng NSND Rơchăm Phiang vẫn sở hữu giọng hát không tuổi. Khi chất giọng soprano trong sáng, tinh tế và đầy cảm xúc của bà cất lên, cả khán phòng lặng đi, vỡ òa trong tiếng vỗ tay trầm trồ tán thưởng không ngớt.
Nhiều khán giả nhận xét rằng, không ai qua được NSND Rơchăm Phiang khi thể hiện những ca khúc cách mạng viết về Tây Nguyên. Đặc biệt, ca khúc Bóng cây kơ nia được NSND Rơchăm Phiang thể hiện đầy cảm xúc cùng phần đệm đàn piano của NSND Phạm Ngọc Khôi và tiếng đàn t’rưng của Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Hoa Đăng-Phó Chủ nhiệm Khoa Nhạc cụ truyền thống (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) đã chinh phục hoàn toàn trái tim khán giả. 
4, 5. Với NSND Rơchăm Phiang, đêm nhạc tối 24-4 tại Pleiku là một cuộc trở về đầy cảm xúc.
Với NSND Rơchăm Phiang, đêm nhạc tối 24-4 tại Pleiku là một cuộc trở về đầy cảm xúc. Ảnh: Phương Duyên
Theo dõi chương trình từ ngoài sân qua màn hình led, ông Nguyễn Tự Thành (02 Tăng Bạt Hổ, TP. Pleiku) xúc động chia sẻ: “Chương trình đem đến cho tôi một cảm xúc thật đặc biệt, phải nói là vô cùng hạnh phúc khi được nghe lại một giọng hát tầm cỡ quốc tế ngay tại Pleiku. Giọng hát “vang bóng một thời” ở các chiến trường nay vẫn giữ được ngọn lửa cao nguyên”.
Chương trình càng thêm ý nghĩa khi có sự góp mặt của khách mời là những đồng nghiệp, học trò thân thiết của NSND Rơchăm Phiang. Nếu NSƯT Quang Mạo (Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị) khuấy động không khí khán phòng với ca khúc Ngọn lửa cao nguyên thì NSƯT Hoa Đăng lại mang đến cho khán giả những khoảnh khắc sâu lắng với bản độc tấu đàn t’rưng Trở về Tây Nguyên. Ca sĩ Huyền Trang-giải nhất cuộc thi Sao Mai dòng nhạc dân gian năm 2013-đem đến một màu sắc âm nhạc khác lạ với phần biểu diễn đầy ngọt ngào qua ca khúc Khúc hát sông quê; NSƯT Trần Luận (Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam) gây ấn tượng với tác phẩm độc tấu đàn nguyệt Tình mẹ.  
Từ hàng ghế khán giả, hào hứng và hạnh phúc nhất có lẽ là những người dân làng Bua. Chị Rơchăm H’An-cháu gái của NSND Rơchăm Phiang-cho hay: “Đây là lần đầu tiên tôi được đi xem dì và các nghệ sĩ ở Hà Nội biểu diễn nên rất sung sướng. Làng Bua hôm nay có hơn 30 người trực tiếp lên đây xem đêm nhạc”. 
Tham dự liveshow còn có một người bạn lâu năm của NSND Rơchăm Phiang, đó là nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng Tây Nguyên Linh Nga Niê Kdăm. Bà Linh Nga Niê Kdăm bồi hồi cho hay: “Tôi và Phiang là bạn đồng môn, cùng học một trường đại học. Trong tiết mục đầu tiên, khi Phiang hát đến câu: “Con trai con gái mình tự hào là người Tây Nguyên”, tôi đã ứa nước mắt. Bởi tôi là người chứng kiến những nỗ lực của Phiang, từ một cô bé chưa đáp ứng đủ trình độ để vào trường âm nhạc đã phấn đấu trở thành thạc sĩ. Tôi còn nhớ, những năm học đại học, chiều về tôi vẫn còn nghe tiếng hát của Phiang trên phòng tập. Thành quả Phiang có được ngày hôm nay là vô cùng xứng đáng”.
Đêm diễn kết thúc, nhiều bạn bè, khán giả đã ùa lên sân khấu để tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng người nghệ sĩ mà họ thương yêu, mến mộ. Chia sẻ cảm xúc sau đêm diễn cá nhân được đánh giá thành công, trọn vẹn, NSND Rơchăm Phiang trải lòng: “Khán giả cổ vũ rất nhiệt tình làm cho Rơchăm Phiang cũng cháy hết mình. Cảm giác thật hạnh phúc và nhẹ nhõm!”.  
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...