Nhiếp ảnh Gia Lai: Cánh diều no gió

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15-3) luôn là dịp để các hội viên chuyên ngành nhiếp ảnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhìn lại quá trình sáng tạo miệt mài đối với bộ môn được xem là “nghệ thuật của khoảnh khắc”. Như một cánh diều no gió, năm qua, nhiếp ảnh Gia Lai được đà bay cao, tiếp tục khẳng định nội lực và sắc màu riêng có.

Một tác phẩm trong bộ bộ ảnh “Rơ Chăm Tih-giữ hồn âm nhạc Tây Nguyên” của NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc.
Một tác phẩm trong bộ ảnh “Rơ Chăm Tih-giữ hồn âm nhạc Tây Nguyên” của NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc.

Giải thưởng và sự tiếp nối thế hệ

Năm 2020, tại 2 cuộc thi truyền thống do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tổ chức gồm: Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ-Tây Nguyên, Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam, những nỗ lực của các tác giả trong tỉnh đã được ghi nhận. Cụ thể, tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ-Tây Nguyên, Gia Lai có 4 giải thưởng và 12 tác giả có tác phẩm được chọn triển lãm. Còn tại Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam, có 2 NSNA mang về huy chương, 7 tác giả có ảnh được chọn triển lãm.   

Tại các cuộc thi khác trong nước và quốc tế, hội viên chuyên ngành Nhiếp ảnh cũng mang về 62 giải thưởng. Trong đó, NSNA Trần Phong-Ủy viên Ban Thường vụ Hội NSNA Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội NSNA Việt Nam, Chi hội trưởng Chi hội nhiếp ảnh Việt Nam tại Gia Lai “được mùa” nhất với 38 giải (9 huy chương vàng); NSNA Phạm Dực 7 giải (1 huy chương đồng); NSNA Nguyễn Ngọc Sơn 11 giải (1 cúp vàng); NSNA Hồ Anh Tiến 3 giải… Thêm một tin vui là NSNA Nguyễn Ngọc Sơn được Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật Quốc tế phong tước hiệu EFIAP/s (NSNA xuất sắc hạng Bạc).

Năm 2020, chuyên ngành Nhiếp ảnh còn tiếp tục ghi nhận nỗ lực của NSNA Trần Phong với tập sách ảnh thứ 3 mang tên “Tượng mồ”, được trao giải B của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

Cùng với sự cống hiến của các NSNA gạo cội và những tay máy đã khẳng định tên tuổi, làng nhiếp ảnh có sự nối tiếp thế hệ khá rõ nét. Một số tác giả trẻ chơi ảnh chưa lâu, chưa phải là hội viên nhưng rất xông xáo, có nhiều tác phẩm ghi dấu ấn trong lòng công chúng, đơn cử như Nguyễn Tấn Cần, Hoàng Quốc Vĩnh.

Tác phẩm Kỳ vọng vắc xin phòng Covid-19 của NSNA Hoàng Quốc Vĩnh.
Tác phẩm "Kỳ vọng vắc xin phòng Covid-19" của Hoàng Quốc Vĩnh.

Là bác sĩ đang công tác tại Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, anh Hoàng Quốc Vĩnh theo đuổi mảng ảnh nghệ thuật khoảng 2 năm trở lại đây. Anh bộc bạch: “Tôi mê nhiếp ảnh vì bộ môn này giúp lưu lại những khoảnh khắc có giá trị của cuộc sống”.

Năm qua, với tác phẩm “Tiếng loa biên phòng”, anh đã đạt giải khuyến khích cuộc thi “Tự hào một dải biên cương” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội NSNA Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam… tổ chức. Tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ-Tây Nguyên, anh cũng đạt giải khuyến khích với tác phẩm đậm chất thời sự “Kỳ vọng vắc xin phòng Covid-19”.

Còn tay máy trẻ Nguyễn Tấn Cần-công chức Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Păh-đã đạt giải ba tại liên hoan này với bức ảnh “Nhọc nhằn nghề làm cói”. Đáng chú ý, tác phẩm “Gia đình hạnh phúc” được anh chụp tại Đak Lak đã đạt giải nhất cuộc thi ảnh quốc tế chủ đề family (gia đình) trên ứng dụng AGORA.

“Tác phẩm ghi lại hình ảnh 2 cha con đang trên lưng voi trở về sau một ngày lao động vất vả. Ngay khi 2 cha con vừa về tới nhà, người mẹ và một thành viên khác chạy ra chào đón. Qua bức ảnh, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các thành viên cùng xây dựng một đời sống gia đình hạnh phúc”-anh Cần chia sẻ.

Đầu tư sâu cho nghệ thuật nhiếp ảnh

Cùng với ảnh đơn, năm 2020 đánh dấu việc ngày càng có nhiều nhiếp ảnh gia trên địa bàn tỉnh chuyển hướng đầu tư cho ảnh bộ. Vừa ra ngõ đã thắng giải là bộ ảnh “Muối hầm Tuyết Diêm” gồm 9 tấm của NSNA Nguyễn Ngọc Hòa (Hòa Carol) chụp tại tỉnh Phú Yên. Không chỉ nhận giải đặc biệt ở hạng mục ảnh bộ cuộc thi “Nhiếp ảnh Heritage-Hành trình di sản” do Tạp chí Heritage và Vietnam Airlines tổ chức, bộ ảnh còn được Hội NSNA Việt Nam trao giải A xuất sắc toàn quốc. Còn tại cuộc thi “Tự hào một dải biên cương”, anh được trao huy chương đồng với bộ ảnh “Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ) sống cùng Nhân dân” gồm 8 tấm.

Chia sẻ về lý do đầu tư cho ảnh bộ, NSNA Nguyễn Ngọc Hòa nói: “Ảnh bộ thể hiện một câu chuyện có chiều sâu hơn, đa dạng góc nhìn về nội dung mình muốn truyền tải, thể hiện sự công phu và chuyên nghiệp của người cầm máy”.

Tác phẩm Tiếng loa biên phòng của NSNA Hoàng Quốc Vĩnh.
Tác phẩm "Tiếng loa biên phòng" của Hoàng Quốc Vĩnh.

Đã nhiều năm chơi ảnh bộ nên NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc không gây bất ngờ khi giành huy chương bạc tại Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam (tổ chức 2 năm/lần) với bộ ảnh “Rơ chăm Tih-giữ hồn âm nhạc Tây Nguyên”. Với góc máy chuyên nghiệp, series ảnh 8 tấm đã ghi lại tỉ mỉ quá trình chế tác nhạc cụ truyền thống của người nghệ nhân Jrai đầy kinh nghiệm và tâm huyết.

Trao đổi với P.V, Chi hội trưởng Chi hội nhiếp ảnh Việt Nam tại Gia Lai cho hay, bên cạnh ảnh đơn, Chi hội thường xuyên khuyến khích hội viên tập trung sáng tác ảnh bộ. Tới đây, Chi hội sẽ tổ chức tập huấn cho hội viên về phương pháp thực hiện ảnh bộ cũng như những công trình mang tính quy mô, dài hơi như sách ảnh…

Không chỉ hào hứng với những cuộc chơi nghệ thuật, các nhiếp ảnh gia còn rất sẵn lòng cộng tác ảnh với các báo, tạp chí. Riêng với Báo Gia Lai, từ các số hàng ngày đến báo Xuân đều có sự cộng tác nhiệt tình của đội ngũ này.

Nhà báo Lương Văn Danh-Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai-ghi nhận: “Các nhiếp ảnh gia trên địa bàn tỉnh đóng góp rất nhiều cho báo về mảng ảnh nghệ thuật. Báo đẹp hay không chính là nhờ họ, thông qua đó góp phần định hướng, giáo dục thẩm mỹ cho bạn đọc”.

PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).