Công chiếu hai tập phim tài liệu nghệ thuật về đại thi hào Nguyễn Du

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai tập đầu tiên của phim “Đại thi hào Nguyễn Du” dựng lại thời gian tuổi thơ của thi sĩ từ khi sinh ra cho đến năm 15 tuổi...

Một cảnh phim của hai nhân vật: bà Trần Thị Tần và Nguyễn Du ở độ 6-9 tuổi. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Một cảnh phim của hai nhân vật: bà Trần Thị Tần và Nguyễn Du ở độ 6-9 tuổi. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)



Vào chiều ngày 5/12, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (quận Cầu Giấy, Hà Nội), đoàn làm phim đã công bố phần 1: "Gia thế và tuổi thơ," gồm 2 tập với độ dài khoảng 70 phút) của bộ phim về "Đại thi hào Nguyễn Du." Đây là phần đầu trong tổng số 3 phần bộ phim tài liệu nghệ thuật về cuộc đời của Nguyễn Du.

Phim “Đại thi hào Nguyễn Du” được làm theo lối tài liệu quen thuộc khi sử dụng lời bình và các hình ảnh minh họa. Tuy nhiên, các thước phim được dựng lại một cách sáng tạo chứ không chỉ dùng hình ảnh tư liệu cũ.

Phim sử dụng một số cảnh tái tạo, phục dựng từ máy tính nên có phần thiếu thực tế, tuy nhiên đã phần nào giúp khắc họa, lý giải một cách sinh động và hợp lý thời gian đầu đời của đại thi hào.

Cụ thể, nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn, biên kịch bộ phim cho biết hai tập đầu tiên khắc họa cuộc đời thi sỹ từ khi sinh ra đến khi 15 tuổi. “Phần 1 giải thích về quá trình mà Nguyễn Du thừa hưởng truyền thống dòng họ, giáo dục gia đình và văn hóa truyền thống ra sao. Theo văn hóa Việt Nam, chính việc giáo dục một cách bài bản trong dòng họ, đặc biệt là các dòng họ lớn, có truyền thống giúp sản sinh ra lớp kế cận tài năng, có tri thức”.

Lớn lên trong gia đình nề nếp, gia giáo có cha là tể tướng triều đình Nguyễn Nghiễm, ông có được sự dạy dỗ giản dị, thường ngày của mẹ cả bà Đặng Thị Dương và mẹ ruột - bà Trần Thị Tần. Đặc biệt, người mẹ Trần Thị Tần chính là người có ảnh hưởng sâu sắc đến sự thương cảm, xót xa mà ông dành cho người phụ nữ trong các sáng tác sau này, đặc biệt là “Truyện Kiều”.

Hai tập phim tạm kết lại khi Nguyễn Du gặp bi kịch đầu tiên. Từ năm 11-14 tuổi, ông chịu liên tiếp 4 lần tang của cha, mẹ đẻ, mẹ cả và anh trai ruột. Người anh cả Nguyễn Khản vốn tài giỏi và được triều đình trọng dụng bỗng vướng phải một vụ án rồi bị bắt giam. Gia đình tan tác do những chính biến lịch sử, phải chấp nhận cảnh ly xa.

Về cơ sở xây dựng kịch bản, nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn cho biết nội dung, lời thoại trong phim được lấy từ tư liệu của gia phả, một phần là sáng tạo thêm trên cơ sở tâm thức và đạo lý của gia đình người Việt.

Đạo diễn Nguyễn Văn Đức cho biết đây là phim tài liệu nên các chi tiết vẫn phải mang tính xác thực cao. Phim dựa trên hai hệ thống nhân vật: Tuyến đầu tiên là những người thân sống quan Nguyễn Du trong đời thực, tuyến thứ hai là những “người con tinh thần” trong hệ thống của "Truyện Kiều."

Với mức đầu tư kinh phí xã hội hóa 15 tỷ đồng của nhà sản xuất, Tiến sỹ Phạm Xuân Mừng, các sở Văn hóa tỉnh Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Huế (những nơi mà đoàn làm phim đi qua để thuật lại cuộc đời Nguyễn Du) đoàn làm phim hy vọng mang đến những cảm xúc sâu sắc hơn về đại thi hào.

Tiến sỹ Phạm Xuân Mừng cho biết đoàn phim dự kiến hoàn thành nốt phần 2 (Phong trần và thơ ca) và phần 3 (Truyện Kiều và lan tỏa), mỗi phần 2 tập vào năm 2021. Hiện phim chưa hoàn thiện nên chưa có kế hoạch công chiếu.

Theo Minh Anh (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Văn hóa báo chí thời đại số

Văn hóa báo chí thời đại số

Từ điểm khởi đầu những năm 1925 cho đến ngày đất nước thống nhất năm 1975, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử vinh quang, viết nên bao câu chuyện anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.