Họa sĩ Hồ Huy Hùng gây ấn tượng với 'Cơn mưa trắng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức tranh Cơn mưa trắng của họa sĩ Hồ Huy Hùng vừa đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tác tranh hội họa về lực lượng vũ trang nhân dân năm 2020.

Họa sĩ Hồ Huy Hùng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu để sáng tác ‘Cơn mưa trắng’ - ẢNH: NVCC
Họa sĩ Hồ Huy Hùng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu để sáng tác ‘Cơn mưa trắng’ - ẢNH: NVCC


Tác phẩm Cơn mưa trắng (kích thước 80cm x 100cm, chất liệu: acrylic) của họa sĩ Hồ Huy Hùng vừa đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tác tranh hội họa về lực lượng vũ trang nhân dân (do Bộ Công an phát động từ cuối tháng 5.2020).

Tranh được vẽ dựa trên nghiên cứu các tài liệu về chuyên án được thực hiện tại địa bàn miền núi Tương Dương (Nghệ An), ngợi ca ý chí, tinh thần đoàn kết đấu tranh anh dũng vượt qua mọi khó khăn, hiểm nguy của các chiến sĩ an ninh nhân dân trong công cuộc đấu tranh, đẩy lùi tội phạm ma túy, giành lại sự bình yên cho xã hội. Tấm áo chỉ huy được dùng để băng bó tạm vết thương cho đồng đội là một hình tượng đẹp giàu tính nhân văn, tình đồng đội cao cả.

Họa sĩ Hồ Huy Hùng (sống tại Nam Đàn, Nghệ An) chia sẻ: “Tôi chỉ là người mượn ngôn ngữ hội họa để truyền tải những chiến công thầm lặng của những anh hùng trên mặt trận ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm ma túy. Chính các anh - những chiến sĩ an ninh tỉnh Nghệ An đã làm nên những chiến công và cả sự hy sinh thầm lặng qua những chuyên án có thật với những tình tiết cảm động lòng người. Mà đại diện là anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Đức Cường - người nén cơn đau vì đạn bắn ở vùng bụng vẫn kiên cường phối hợp cùng đồng đội để những đêm dài mai phục không trở nên vô nghĩa. Đó là vị chỉ huy đánh án cởi vội tấm áo ấm của mình băng bó tạm vết thương cho đồng đội bằng tất cả tình đồng chí, đồng đội ấm áp. Cơn mưa trắng đã ghi dấu những câu chuyện cảm động về nghĩa cử ấy, về tinh thần kiên cường bất khuất của các anh, về những mất mát, hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ an ninh nhân dân trong công cuộc bảo vệ sự bình yên cho xã hội”.

Họa sĩ Hồ Huy Hùng sinh năm 1983, tốt nghiệp khoa Sư phạm mỹ thuật trường Đại học Nghệ thuật Huế (2011), tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành hội họa tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (2016), từng tham gia nhiều triển lãm chung và các triển lãm khu vực. Anh thường vẽ chân dung và những cảnh sinh hoạt đời thường của người lao động nhiều ngành nghề như ngư dân, công nhân, người giao hàng... Lý giải về điều này, anh cho biết do bản thân xuất phát từ gia đình lao động nên anh luôn thấy họ gần gũi, cảnh vật trong các tác phẩm của anh vì vậy cũng rất mộc mạc.

Cùng ngắm thêm những tác phẩm khác của họa sĩ Hồ Huy Hùng với những cảnh sinh hoạt, lao động đời thường:


 

 Những sáng tác của họa sĩ Hồ Huy Hùng- ẢNH: NVCC
Những sáng tác của họa sĩ Hồ Huy Hùng- ẢNH: NVCC



Theo LUCY NGUYỄN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...