Hành trình đi tìm hạnh phúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Frédéric Lenoir bày ra cho người đọc những con đường dẫn đến hạnh phúc. Mỗi người có một con đường của mình, phải tự tạo ra hạnh phúc.
"Hạnh phúc là gì?". Câu hỏi mà ai cũng đi tìm câu trả lời cho mình, cũng đã có muôn hình vạn trạng đáp án nhưng nhân loại cứ mãi loay hoay tìm kiếm. Khởi đi từ nghi vấn đó, triết gia Frédéric Lenoir đã viết nên tác phẩm "Đi tìm hạnh phúc - Một hành trình triết học" (Phạm Danh Việt dịch) nhằm tìm lối đi để hướng gần đến hạnh phúc.
Nỗi băn khoăn triết học
Triết gia Pháp thời Khai sáng, Voltaire, từng nói: "Tôi từng tự nhủ hàng trăm lần rằng tôi sẽ hạnh phúc nếu tôi cũng khờ khạo như bà hàng xóm của tôi, tuy vậy, tôi lại không muốn hạnh phúc như thế". Còn triết gia Hy Lạp cổ đại Aristole nói rằng: "Không hạnh phúc nào không đi cùng sự sung sướng". Kể từ thời cổ đại, hạnh phúc vừa là khát khao, vừa là bí ẩn của nhân loại. Một câu hỏi giản dị trở thành nỗi băn khoăn triết học giày vò con người suốt hàng ngàn năm. Mỗi người đưa ra cho mình một chuẩn mực hạnh phúc, để rồi tranh cãi nhau vì những đối lập trong quan điểm thế nào là hạnh phúc.
 Cuốn “Đi tìm hạnh phúc - Một hành trình triết học” xuất bản tại Việt Nam
Cuốn “Đi tìm hạnh phúc - Một hành trình triết học” xuất bản tại Việt Nam
Các triết gia thì thích nêu lý thuyết, nhà khoa học thì thích chứng minh bằng các con số. Nhưng ngay cả khi có công thức tính, dựa trên chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index - HPI) do NEF (New Economics Foundation) công bố, dựa vào các số liệu của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đã được đúc kết thành công thức (HPI = Chỉ số hài lòng với cuộc sống x tuổi thọ trung bình; EF = chỉ số dấu chân sinh thái) thì liệu các quốc gia có dám tuân theo để đạt đến hạnh phúc hay không? Và những người dân sống trong "quốc gia hạnh phúc" đó có phải đều có được hạnh phúc?
Bằng cách điểm lại những triết thuyết Đông - Tây, những tư tưởng của các triết gia từ cổ đại đến hiện đại nói về hạnh phúc, Lenoir muốn nói với chúng ta, thông qua "Đi tìm hạnh phúc", chính là lịch sử của một vấn đề đã, đang và sẽ tiếp tục tra vấn con người, đặc biệt là trong những thời điểm như lúc này, khi chúng ta đang sống trong những ngày đối diện với nỗi bất an do dịch bệnh.
Hướng tới hạnh phúc lan tỏa
Trong "Đi tìm hạnh phúc", Lenoir thử đi tìm câu trả lời ở thế giới hiện đại. Ông dành riêng một chương: "Tiền có làm nên hạnh phúc?" để chỉ ra những nghịch lý giữa của cải vật chất với hạnh phúc. Frédéric Lenoir hướng tới thứ hạnh phúc lan tỏa, hạnh phúc của bản thân mà không triệt tiêu hạnh phúc kẻ khác.
Điều Frédéric Lenoir mong muốn không phải một giải pháp tối hậu, ông không phủ định điều này hay khẳng định điều kia mà chỉ là bày ra cho chúng ta những con đường dẫn đến hạnh phúc. Bởi hạnh phúc không phải thứ có thể cho hay nhận, vay mượn hay hoàn trả. Mỗi người có một con đường của mình, phải tự tạo ra hạnh phúc.
Lenoir dẹp bỏ những ảo tưởng cho rằng tiền bạc, quyền lực, tình yêu… đồng nghĩa với hạnh phúc. Chính vào những thời khắc khó khăn như hôm nay, chúng ta cần thấm thía điều này. Cần nhớ rằng cuốn sách của Lenoir được khai sinh ở châu Âu, châu lục được xem giàu có, văn minh, hiện đại nhưng cũng đầy rẫy sự bất an, những hiểm họa đến từ thiên nhiên và cả con người.
Bằng sự dẫn dắt tài tình, kiến thức uyên bác mà vẫn nhuần nhị, tác giả đưa chúng ta qua từng trang sách không chút mệt mỏi. 

Frédéric Lenoir sinh năm 1962 tại Madagascar. Ông là nhà nghiên cứu triết học, nhà xã hội học, nhà văn, hiện sống tại Pháp; tác giả của hơn 50 cuốn sách bàn về lịch sử tôn giáo, tiểu luận triết học, xã hội học và cả sách hư cấu.
Nhiều tác phẩm của ông là cầu nối giữa nghiên cứu học thuật với tính đại chúng, được in với số lượng lớn và dịch ra nhiều thứ tiếng.

Theo HUỲNH TRỌNG KHANG (NLĐO) 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.