Tiếng nói và khả năng biểu đạt của nhiếp ảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày càng có nhiều họa sĩ chụp ảnh và nhiếp ảnh gia vẽ tranh. Không có gì ngạc nhiên bởi lẽ xét đến cùng, ảnh hay tranh, tượng… chỉ là chất liệu, phương tiện còn tinh thần và ý tưởng của nghệ sĩ mới là quan trọng.
 

 Tác phẩm của Stieglitz chụp vợ mình vẫn còn giá trị sâu sắc ngày nay. Bộ ảnh ông chụp vợ mình từ năm 1917 đến 1937 khoảng 300 bức.
Tác phẩm của Stieglitz chụp vợ mình vẫn còn giá trị sâu sắc ngày nay. Bộ ảnh ông chụp vợ mình từ năm 1917 đến 1937 khoảng 300 bức.



Ảnh đẹp như tranh

Ngày trước, so sánh này còn bị một số quan điểm cực đoan cho là hạ thấp vai trò và thế mạnh của ảnh, thế nhưng giờ đây mọi thứ đã khác.

Văn Hải là một họa sĩ thích chụp ảnh và anh chụp rất đẹp. Những bức ảnh chụp phong cảnh, con người miền núi phía Bắc và ảnh chụp phố phường Hà Nội của anh đều hay và mang bố cục, màu sắc của hội họa từ chi tiết đến nhịp điệu. Ông già nhả khói thuốc lào sảng khoái, thú vị nhất là những làn khói tụ lại lại nhang nhác hình lá phổi. Bà lão ngồi bán nước chè sau lưng là tấm phông lớn in hình cô người mẫu trẻ nhưng cái chi tiết bàn tay cô gái đưa lên cằm như được “nhắc lại” ở bàn tay bà lão, và khi nhìn vào chiếc ghế trống phía trước bà lão, tự nhiên có một liên tưởng thú vị về vòng thời gian. Hải thích chụp chồng hình (multi exposure) vì nó tạo ra những hiệu ứng sáng tối chồng mờ ấn tượng.

Quang Trung - một họa sĩ khác đang là giảng viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội - cũng mê chụp ảnh. Trung tôn trọng khoảnh khắc trong nhiếp ảnh bởi đó là thế mạnh của ảnh, khác hẳn hội họa. Với Trung, 3 yếu tố làm nên một tác phẩm nhiếp ảnh tốt là máy móc, trang bị tốt, kỹ thuật chụp và xử lý hậu kỳ. Xử lý hậu kỳ, Trung thích dạng ảnh màu như cinema. Anh thích chụp ảnh và làm phim trong khi hội họa, giá vẽ với anh lại chưa nhiều cảm hứng. Với anh, tất cả cũng chỉ là phương tiện để thỏa mãn giấc mơ sáng tạo.

Trước đây, Dũng Art cũng là một họa sĩ chụp ảnh ở nhiều thể loại và có những bộ ảnh áo dài đẹp mộng mơ đẹp như tranh cũng như một số tác phẩm ảnh nude mang chất tạo hình hội họa.

“Đẹp như tranh” - giờ trở thành một câu khen và cho thấy sự chồng mờ ranh giới trong một số trường hợp giữa 2 loại hình cùng thuộc dòng nghệ thuật thị giác này.

Nhiếp ảnh ly khai của Alfred Stieglitz

Thật khó tin là sự đột phá của nhiếp ảnh bắt nguồn từ xa xưa, với tên tuổi của nhà nhiếp ảnh Mỹ - Alfred Stieglitz (1864-1946). Tin vào khả năng biểu đạt mạnh mẽ của nhiếp ảnh, ông là người khởi xướng thành lập nhóm “Nhiếp ảnh ly khai” (Photo-Secession) cùng nhiều nhà nhiếp ảnh ở New York, dù trước đó đã có nhóm nhiếp ảnh ly khai Berlin. Theo nhiều cuốn sách về nhiếp ảnh, Stieglitz còn là người đưa tranh, tượng từ Châu Âu về triển lãm ở Mỹ cùng với các tác phẩm nhiếp ảnh tại phòng triển lãm “Little Galleries” của Hội Nhiếp ảnh ly khai vào năm 1905. Ông cũng là chủ biên của tạp chí nhiếp ảnh lừng danh “Camera Work” từ 1902 đến 1917, đăng tải nhiều bài viết, tác phẩm nghệ thuật và cả những xu hướng mới của nghệ thuật.

Giờ đây khi ngắm lại những tác phẩm của ông, tôi vẫn giật mình vì bố cục hiện đại, tính thẩm mỹ cao, giàu chất tạo hình. Những bức ảnh phong cảnh, sinh hoạt đường phố của Stieglitz gợi nhớ đến những bộ phim của đạo diễn nổi tiếng Kurosawa Akira (Nhật Bản) vì luôn chú ý đưa những yếu tố tự nhiên như mưa, gió, tuyết… Stieglitz còn nổi tiếng với bộ trên 200 ảnh chụp mây với tên gọi “Equivalents” (Tương đồng) mà ở đó, người xem có thể xem chiều nào cũng được vì trong ảnh không có đường chân trời và được chụp ở trung - cận cảnh, một bộ ảnh giàu ý nghĩa liên tưởng triết học mang nhịp điệu của thi ca và giai điệu của âm nhạc.

Sau này, ông còn nhiều tác phẩm xuất sắc khác và đặc biệt là bộ trên 300 bức chân dung về “nàng thơ” cũng là vợ ông, Georgia O’Keefe. Stieglitz đam mê chụp vợ ở mọi tư thế, mọi hoàn cảnh với những biểu cảm thật nhất, không dàn dựng để tạo nên một bức chân dung lớn tổng hợp và những lát cắt, phân mảnh trong chân dung của Stieglitz vẫn còn giá trị sâu sắc trong đời sống nhiếp ảnh hôm nay.

Chụp gì không quan trọng?

Đào Hải Phong - một họa sĩ có tiếng ở Việt Nam - từng bảo: Với hội họa, đề tài không quan trọng, quan trọng là cách thể hiện, còn nhiếp ảnh quan trọng là đề tài. Còn Văn Hải nói không quan trọng chụp ảnh phong cảnh, hay chân dung con người, hiện thực hay trừu tượng mà quan trọng là cách thể hiện có mới hay không, vì nhiếp ảnh cũng như hội họa, đầu tiên phải là ấn tượng thị giác.

Thật ra đề tài vừa quan trọng vừa không, tùy vào quan niệm sáng tác và thiên hướng nghệ thuật của cá nhân. Vẽ hai ông lão nông dân đánh cờ phải khác với vẽ cuộc đấu cờ giữa Steve Job và Bill Gates, chụp ảnh những rễ cây phải khác với chụp chân dung một đứa bé.

Câu chuyện nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh, thực ra chưa bao giờ có hồi kết...


 

Từ năm 1902, nhà nhiếp ảnh người Mỹ Alfred Stieglitz đã đi tiên phong trong việc coi nhiếp ảnh như một lĩnh vực sáng tạo bình đẳng với các ngành nghệ thuật khác.


https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/tieng-noi-va-kha-nang-bieu-dat-cua-nhiep-anh-814375.ldo
 

Theo Việt Văn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...