Những dấu mốc quan trọng nhất cuộc đời Hồ Chủ tịch qua ảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đang giới thiệu một triển lãm khắc họa chân dung tổng thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người, một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa.

 

Bác Hồ ở Chiến khu Việt Bắc, 1951
Bác Hồ ở Chiến khu Việt Bắc, 1951



Ông Đỗ Hoàng Linh, Phó giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội), vui mừng vì triển lãm nhân 130 năm ngày sinh Bác Hồ có thêm tư liệu mới. “Chúng tôi có những tư liệu ảnh mới hoàn toàn từ 2 nguồn. Cục Văn thư lưu trữ nhà nước cung cấp những tư liệu của mật thám Pháp trong quá trình theo dõi Bác Hồ ở Pháp. Một số tư liệu khác trong kháng chiến ở Việt Bắc từ người quay phim”, ông Linh nói. Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản và nhân dân VN, Đại sứ hòa bình và hữu nghị của nhân dân thế giới vừa khai mạc sáng 6.5.

 

Chân dung mới công bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chân dung mới công bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh




Với 250 tư liệu ảnh, triển lãm được chia làm 5 phần. Phần 1: Từ người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đến chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc trong phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa. Phần 2: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản VN và lãnh đạo tổng khởi nghĩa, khai sinh nước VN Dân chủ cộng hòa. Phần 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ nhà nước dân chủ nhân dân non trẻ, tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân. Phần 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện miền Nam, đấu tranh thống nhất. Phần 5: Kế thừa và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh.

 

Hồ sơ Nguyễn Tất Thành do Sở Mật thám lập - Ảnh: tư liệu
Hồ sơ Nguyễn Tất Thành do Sở Mật thám lập - Ảnh: tư liệu



Ông Đỗ Hoàng Linh cho biết triển lãm có những dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Đây là những khắc họa chân dung tổng thể về một con người, một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa. Tất cả mọi mặt đời sống đều có thể thấy, từ lời nói, việc làm... đều thể hiện Chủ tịch Hồ Chí Minh là người hoàn toàn cống hiến vì dân tộc”.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp bàn việc mở Chiến dịch Điện Biên Phủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp bàn việc mở Chiến dịch Điện Biên Phủ



Ở trưng bày, vì thế, có những hình ảnh gia đình của Bác Hồ: cha, mẹ và anh, chị gái. Cả bà Nguyễn Thị Thanh (chị gái) và ông Nguyễn Sinh Khiêm (anh trai) đều là những nhà yêu nước chống Pháp đã nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam và theo dõi. Cũng có cả hình ảnh trường xưa Bác theo học là Quốc học Huế và Trường Dục Thanh, nơi Người dạy học. Con đường học tập của Bác cũng trải dài theo những tư liệu ảnh. “Chúng tôi giới thiệu cả những tư liệu về việc học tập của Bác thời gian ở Liên Xô”, ông Linh nói. Đó là giấy xác nhận thành phần nghiên cứu sinh của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, năm học 1937 - 1938. Trong đó, người có số thứ tự 5 là Lin (Nguyễn Ái Quốc).

Chùm hình ảnh Bác Hồ ở Việt Bắc, theo ông Linh, chính là những tư liệu mới được công bố. Trong đó, có ảnh Bác Hồ với các cháu thiếu nhi ở Chiến khu Việt Bắc năm 1953. Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một bệnh viện dã chiến ở Chiến khu Việt Bắc năm 1954, và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo bàn việc mở Chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 12.1953. Những tư liệu này đều chụp từ phim, chứ chưa bao giờ có ảnh.


 

Theo Ngữ Yên (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…