Kỷ lục đấu giá cho tác phẩm của nữ danh họa Artemisia Gentileschi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mức giá thực tế 4,777 triệu euro bán đi của tác phẩm này đã vượt xa gấp 6 lần mức giá tối đa ước đoán trước đó và gần gấp 2 lần so với bức họa "Saint Catherine" cũng của danh họa Artemisia.
 Bức họa Lucretia của Artemisia Gentileschi. (Nguồn: AFP)
Bức họa Lucretia của Artemisia Gentileschi. (Nguồn: AFP)
Trong phiên đấu giá ngày 13/11 tại nhà đấu giá Artcurial của Pháp, bức họa "Lucretia" của Artemisia Gentileschi - nữ họa sỹ lừng danh người Italy vào thế kỷ thứ 17 - đã về tay một nhà sưu tập châu Âu với giá gần 4,8 triệu euro (5,3 triệu USD).
Đây là mức giá bán kỷ lục đối với một tác phẩm hội họa của nữ họa sỹ đầu tiên của giai đoạn Phục Hưng này.
Điều đáng nói, bức họa "Lucretia" gần đây mới được tìm thấy trong một bộ sưu tầm cá nhân ở thành phố Lyon, Đông Nam nước Pháp, sau 40 năm không ai ngó ngàng tới.
Ngoài ra, mức giá thực tế 4,777 triệu euro bán đi của tác phẩm này đã vượt xa gấp 6 lần mức giá tối đa ước đoán trước đó và gần gấp 2 lần so với bức họa "Saint Catherine" cũng của danh họa Artemisia được bán tại Paris vào năm 2017 với giá 2,8 triệu euro.
Artemisia (1593-1654) được xem là biểu tượng thành công hiếm hoi của phụ nữ trong thế giới nghệ thuật thế kỷ thứ 17 và là một những danh họa vĩ đại thời kỳ hậu Caravaggio.
Các tác phẩm của bà phần lớn đều miêu tả những nhân vật phụ nữ anh hùng và những vị thánh. Theo kế hoạch, vào năm tới, Thư viện quốc gia Anh tại London sẽ tổ chức triển lãm lớn đầu tiên về các tác phẩm của bà, quy tụ 35 tác phẩm trên toàn thế giới.
Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...